-
Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương -
Kon Tum: Hàng chục đường ngang dân sinh đấu nối tự phát vào đường Hồ Chí Minh -
Quảng Nam: Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc Công ty Bách Đạt An -
Quảng Nam thông tin về sự việc dòng nước thải đen ngòm xuất hiện gần CCN An Lưu -
Tính sai tiền sử dụng đất nhiều trường hợp, UBND TP. Hội An nhận trách nhiệm -
Đà Nẵng thu hồi lô đất biệt thự trên bán đảo Sơn Trà giao không đúng đối tượng
Dự án Metropolitan “đứng hình” từ năm 2014 tới nay |
Phải dứt khoát cho hay không cho triển khai dự án
Ban Nội chính Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có Văn bản số 907 - CV/BNCTU gửi UBND tỉnh này về việc giải quyết vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Công ty CP Địa ốc An Khang và UBND TP. Vũng Tàu ở Dự án Metropolitan.
Theo đó, Ban Nội chính Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết tại thời điểm hiện nay, đánh giá Công ty CP Địa ốc An Khang (chủ đầu tư Dự án Metropolitan) có đủ điều kiện và tỉnh có đồng ý cho chủ đầu tư tiếp tục thực hiện dự án hay không, tại sao?
Trước yêu cầu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải ra văn bản hỏa tốc giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP. Vũng Tàu cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu nội dung yêu cầu, tham mưu UBND tỉnh ý kiến gửi Ban Nội chính Tỉnh ủy.
Đây không phải lần đầu, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu xem xét giải tỏa cho Dự án triển khai. Trước đó, năm 2018, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng có Công văn số 6049 đề nghị Toà án, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ doanh nghiệp, giải tỏa kê biên đối với 43 lô đất tại Dự án để doanh nghiệp tiếp tục thực hiện Dự án.
Đến năm 2019, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Thanh Tịnh ký tiếp văn bản giao Sở Xây dựng chủ trì, làm đầu mối, phối hợp với UBND TP. Vũng Tàu, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng sở, ngành liên quan rà soát lại hồ sơ pháp lý Dự án, căn cứ quy định của pháp luật liên quan để hướng dẫn, hỗ trợ chủ đầu tư hoàn chỉnh lại thủ tục đầu tư, tiếp tục triển khai thực hiện Dự án Metropolitan theo đúng quy định của pháp luật.
Mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ
Metropolitan là tên dự án xây dựng khu trung tâm thương mại và nhà ở cao cấp tại phường 11, TP. Vũng Tàu.
Tháng 1/2011, UBND TP. Vũng Tàu đã có quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500 Dự án, do Công ty CP Địa ốc An Khang làm chủ đầu tư. Theo đó, Dự án có tổng diện tích 43 ha, có quy mô dân số gần 8.000 người, gồm trung tâm thương mại, nhà ở cao cấp, nhà ở xã hội và công trình công cộng.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng, được thực hiện qua 3 giai đoạn. Giai đoạn I từ năm 2011 - 2012, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng và các khu nhà ở. Giai đoạn II, từ năm 2012 -2014, xây dựng các công trình chung cư trung tầng và thương mại. Giai đoạn III được thực hiện đến năm 2016, chủ đầu tư xây dựng các công trình chung cư cao tầng và thương mại.
Tới ngày 18/2/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan đến dự án này, bởi tố cáo cho rằng, Công ty CP Địa ốc An Khang đã huy động vốn khi chưa đủ điều kiện là “lừa đảo”.
Cơ quan điều tra đã bắt, truy tố về tội lừa đảo nhiều người gồm bà Minh Phượng (Chủ tịch HĐQT), bà Đỗ Thùy Linh (Giám đốc), ông Trần Quý Dương (thành viên HĐQT); truy tố về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai hàng loạt quan chức như ông Phan Hòa Bình (nguyên Chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu), Trương Văn Trí (nguyên Phó chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu), Nguyễn Thanh Sơn (nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị), Vũ Quốc Tuấn (nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường), Nguyễn Trung Quốc (nguyên cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường).
Mọi hoạt động của Dự án tê liệt từ đó.
Kỳ lạ ở kỳ án
Tháng 7/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án. Theo cáo trạng, tuy chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với 43 ha đất và đủ điều kiện pháp lý để thực hiện dự án, nhưng chủ đầu tư đã làm lễ động thổ, khởi công, quảng cáo giới thiệu sản phẩm nhằm huy động vốn.
Từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2013 Công ty đã có ký 321 hợp đồng huy động góp vốn với gần 300 khách hàng. Theo hợp đồng thì sau 24 tháng, Công ty CP Địa ốc An Khang phải bàn giao đất nền, nhưng đến tháng 9/2013, Công ty vẫn không giao. Các khách hàng làm đơn tố cáo, số tiền Công ty bị quy kết chiếm đoạt là hơn 400 tỷ đồng, nên cơ quan công an vào cuộc điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố các bị can liên quan.
Điều kỳ lạ, theo cáo trạng, vụ án có gần 300 bị hại, đến nay, 285 người đã đồng ý nhận lại tiền đặt cọc mua đất trước đây nhận nền và làm đơn bãi nại cho các bị cáo.
Nguyên nhân, sau khi hết thời hạn tạm giam cùng các yếu tố khác, các bị can được tại ngoại. Trong thời gian tại ngoại này, theo chính báo cáo của Công ty CP Địa ốc An Khang với Tòa án và Viện Kiểm sát, thì từ tháng 7/2015 đến 11/8/2017, Công ty đã chủ động thỏa thuận xử lý cơ bản xong 287 khách hàng góp vốn đầu tư (với 321 hợp đồng, tương đương số tiền đã nhận hơn 400 tỷ đồng). Cụ thể là, phía Công ty An Khang đã chia ra 2 nhóm khách hàng: nhóm khách hàng thứ nhất đã giải quyết xong thanh lý hợp đồng và hoàn trả lại số tiền hơn 382 tỷ đồng cho những khách hàng thanh lý và muốn nhận lại tiền; nhóm khách hàng thứ hai là những người còn lại (hơn 60 khách hàng) có nguyện vọng tiếp tục hợp đồng với Công ty và chờ nhận nền đất.
Sau 3 ngày xét xử sơ thẩm, Hội đồng Xét xử nhận thấy cần xác minh, bổ sung tài liệu, chứng cứ nên tuyên hoãn, trả hồ sơ điều tra, bổ sung.
Sau hơn 2 năm trả hồ sơ điều tra bổ sung, ngày 28/10/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án. Tuy nhiên, sắp đến giờ xử án, bất ngờ Hội đồng Xét xử tuyên bố hoãn phiên tòa do 2 bị cáo quan trọng của vụ vắng mặt vì lý do chữa bệnh, 254 bị hại vắng mặt không rõ lý do.
Cơ quan chức năng dự kiến, phiên tòa sẽ được mở lại vào ngày 24/11/2020 và kéo dài trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, từ đó tới nay, không có thêm phiên tòa nào. Việc cho phép tái khởi động dự án hay không của cơ quan quản lý nhà nước cũng… không rõ ràng dứt khoát. Đồng nghĩa, bởi hoạt động tố tụng, bởi hoạt động cơ quan hành chính mà tiền của nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng cơ hội kinh doanh “đứng hình”, hơn 43 ha “đất vàng” của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu “hóa bùn”.
Tháng 1/2011, UBND TP. Vũng Tàu đã có quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500.
Từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2013, chủ đầu tư huy động vốn hơn 410 tỷ đồng của 296 khách hàng.
Tháng 2/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến dự án này.
Tháng 7/2018, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án rồi hoãn.
Tháng 10/2020, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mở lại phiên tòa xét xử và lại… tiếp tục hoãn tới nay.
-
Quảng Nam thông tin về sự việc dòng nước thải đen ngòm xuất hiện gần CCN An Lưu -
Thanh tra TP.HCM yêu cầu khắc phục sai phạm tại Dự án Khu dân cư Tân An Huy -
Yêu cầu điều tra bổ sung vụ cựu giảng viên Đại học Phòng cháy chữa cháy lừa đảo -
Tính sai tiền sử dụng đất nhiều trường hợp, UBND TP. Hội An nhận trách nhiệm -
Đà Nẵng thu hồi lô đất biệt thự trên bán đảo Sơn Trà giao không đúng đối tượng -
Thu hồi đất Dự án Đà Lạt Plaza liên quan đến vụ án bà Trương Mỹ Lan -
TP.HCM: Dự án không khả thi vẫn nghiệm thu đầu tư và cho nhà thầu ứng tiền ngân sách
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm
- Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam và nỗ lực không ngừng trên chặng đường phát triển bền vững