-
Đầu tư mạnh vào công nghệ để duy trì tốc độ tăng trưởng -
Chủ tịch Quảng Nam: Cương quyết khắc phục các dự án, công trình dang dở, gây lãng phí -
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam
Phiên họp sáng 13/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội do hiện nay dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, đồng thời là để bảo đảm điều kiện tiến hành các phiên họp về nhân sự, việc biểu quyết các nội dung của kỳ họp.
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết thông tin trên khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, sáng 13/5.
Theo chương trình dự kiến, ngay cuối phiên khai mạc và buổi chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ họp riêng về công tác nhân sự. Nội dung cụ thể về nhân sự chưa được Tổng thư ký Quốc hội đề cập.
Về các nội dung khác, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết Chính phủ đề nghị bổ sung một số nội dung vào dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5.
Cụ thể, đối với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM và việc tiếp tục phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 23 và thống nhất đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ tài liệu để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.
Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đã bố trí vào dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp.
Với Dự thảo Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng và việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến vào sáng ngày 13/5/2023.
Tổng thư ký Quốc hội báo cáo, hiện nay, hai nội dung này đã được bố trí trong dự kiến chương trình kỳ họp, căn cứ kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ điều chỉnh dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp về 2 nội dung này.
Về một số nội dung trong đó có tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và một số kiế nghị, ông Cường nêu rõ do tài liệu gửi sát phiên họp thứ 23, các cơ quan của Quốc hội chưa kịp thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa kịp xem xét, cho ý kiến nên các nội dung này chưa được đưa vào dự kiến chương trình Kỳ họp thứ năm.
Với 3 dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Đường bộ, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Nội dung này đang chờ xin ý kiến Bộ Chính trị. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Phản ánh ý kiến từ một số đoàn đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết có đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị tăng thời gian trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); tăng thời gian thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước lên 2 ngày; giảm thời gian chất vấn từ 2,5 ngày xuống còn 2 ngày…
Có ý kiến cho rằng việc tổ chức kỳ họp họp thành 2 đợt được coi là có sự đổi mới, đột phá, nhưng đề nghị cân nhắc kỹ, nghiên cứu bố trí phương án hậu cần cho phù hợp, nhất là đối với những Đoàn đại biểu Quốc hội ở xa để thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường giải thích việc bố trí kỳ họp thành 2 đợt, trong đó ấn định thời gian của đợt 1 (kết thúc ngày 10/6) để cơ bản thảo luận xong các nội dung và các cơ quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết trong khoảng 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt.
Việc này cũng tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm giải quyết các công việc ở bộ, ngành, địa phương.
Ông Cường cho biết thêm Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội do hiện nay dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, đồng thời để bảo đảm điều kiện tiến hành các phiên họp về nhân sự, việc biểu quyết các nội dung của kỳ họp.
Theo đó, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 22 ngày, khai mạc vào ngày 22/5-2023 và dự kiến bế mạc vào ngày 23/6/2023.
Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội theo 2 đợt, đợt 1 là 17 ngày, từ ngày 22/5 đến ngày 10/6; đợt 2 là 5 ngày, từ ngày 19/6 đến ngày 23/6.
Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội rà soát và có văn bản thông báo các việc còn chậm và nêu rõ thời hạn cuối cùng để cơ quan trình và cơ quan thẩm tra tiếp tục thực hiện.
Nguyên tắc là không xem xét, không đưa vào chương trình kỳ họp các nội dung quá thời hạn, không đủ điều kiện, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
-
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV -
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam