-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Việt Nam tiếp tục được khẳng định là điểm đến của nhà đầu tư Nhật Bản. Trong ảnh: Sản xuất tại Nhà máy R technical ở Hòa Bình. Ảnh: Đức Thanh |
Điểm đến không thể bỏ qua
Lại tiếp tục có những khẳng định về việc Việt Nam luôn là “điểm đến không thể bỏ qua” của các doanh nghiệp Nhật Bản. Trong kết quả khảo sát vừa được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố cách đây ít ngày, có tới 56,7% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam dự định mở rộng kinh doanh trong 1-2 năm tới.
JETRO, sau khi khảo sát 849 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, cho biết, “động lực mở rộng kinh doanh” vẫn mạnh. Trong số này, nếu tính theo ngành, tỷ lệ doanh nghiệp ngành chế tạo trả lời “mở rộng” là 47,1%; còn với ngành phi chế tạo, con số là 65,5%.
Kết quả khảo sát của JETRO cũng cho thấy, 50,4% doanh nghiệp kỳ vọng kết quả kinh doanh năm 2024 sẽ “cải thiện” và 8,3% doanh nghiệp lo ngại tình hình “xấu đi” so với dự báo lợi nhuận kinh doanh của năm 2023.
Những con số trên là khá khả quan và một lần nữa cho thấy, các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tin tưởng vào tiềm năng của thị trường Việt Nam.
“Không chỉ AEON, mà các doanh nghiệp Nhật Bản khác đều muốn đầu tư vào Việt Nam, bởi Việt Nam có nhiều yếu tố hấp dẫn, như có tiềm năng phát triển kinh tế cao; tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng…”, ông Furusawa Yasuyuki, thành viên Ban Giám đốc điều hành Tập đoàn AEON (Nhật Bản) phụ trách thị trường Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH AEON Việt Nam nói.
Bắt đầu nghiên cứu thị trường Việt Nam từ năm 2009 và chính thức mở công ty đầu tiên vào năm 2011, sau 12 năm, tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản đã có 8 công ty con tại Việt Nam và hàng loạt trung tâm mua sắm lớn, cũng như các cửa hàng tiện lợi, trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị…
Theo kế hoạch, AEON sẽ khai trương trung tâm mua sắm lớn tại Huế vào năm 2024, sau đó sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác ở Đà Nẵng và toàn khu vực miền Trung, đồng thời tiếp tục mở rộng quy mô, với đa dạng mô hình kinh doanh trong vòng 3-5 năm tới.
“Ngay từ khi mới đặt chân đến Việt Nam, chúng tôi đã nhận ra rằng, Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh và vượt bậc, tương tự giai đoạn phát triển trước kia của Nhật Bản. Chúng tôi tin rằng, với kinh nghiệm và bí quyết đã được tích lũy tại Nhật Bản, AEON có thể áp dụng và đóng góp vào sự phát triển của kinh tế - xã hội Việt Nam”, ông Furusawa Yasuyuki nói.
Trong khi đó, UNIQLO - một thương hiệu của nhà bán lẻ hàng đầu Nhật Bản khác là Fast Retailing, vừa kỷ niệm 4 năm hoạt động tại Việt Nam. Gọi 4 năm hiện diện tại Việt Nam là “một hành trình tuyệt vời”, ông Nishida Hideki, Tổng giám đốc UNIQLO Việt Nam cho biết, từ cửa hàng đầu tiên ở TP.HCM, đến nay, UNIQLO đã có 22 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc - tốc độ mở rộng quy mô hoạt động vô cùng nhanh chóng.
“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất, đồng thời cam kết đóng góp cho sự phát triển dài hạn của Việt Nam”, ông Nishida Hideki nói.
Điều quan trọng, bên cạnh việc mở rộng quy mô bán hàng, UNIQLO cũng đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Trong khi đó, hàng loạt tên tuổi lớn khác của Nhật Bản cũng đang tiếp tục có các kế hoạch đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC - Nhật Bản) mới đây đã hoàn tất thương vụ mua cổ phần của VPBank, trị giá 1,5 tỷ USD. Sumitomo, cùng với việc đầu tư các dự án lớn như Nhiệt điện Vân Phong, hay liên doanh với BRG để triển khai Dự án Thành phố thông minh hơn 4,2 tỷ USD…, đang tiếp tục tìm cơ hội mở rộng đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, để thu hút nhiều hơn nữa nhà đầu tư Nhật Bản.
Đây chính là thế hệ nhà đầu tư Nhật Bản tiếp theo, sau khi Honda, Toyota, Panasonic, FujiXerox, Canon… gặt hái được nhiều thành công. Họ đã ghi dấu ấn là những nhà đầu tư hàng đầu, đưa Nhật Bản liên tục giữ “ngôi vương” trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn tại Việt Nam.
Mong chờ sự trở lại
Dù kết quả khảo sát của JETRO là tích cực, nhưng có một sự thật là, tình hình có vẻ không được như kỳ vọng. Bởi lẽ, tuy đa số doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam chọn mở rộng kinh doanh trong năm tới, nhưng theo JETRO, so với lần khảo sát năm trước, tỷ lệ này giảm 3,3 điểm phần trăm. Đặc biệt, theo JETRO, Việt Nam là nước duy nhất trong số 6 nước chủ chốt của ASEAN có mức giảm so với năm trước. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời “Thu hẹp” hoặc “Rút lui hay di chuyển sang nước (khu vực) thứ 3” là 2,5%, tăng 1,4 điểm phần trăm so với năm trước.
Rõ ràng, đã có những dấu hiệu đình trệ. Và điều này có lẽ cũng đồng nhất với xu hướng đầu tư chậm lại của các doanh nghiệp Nhật Bản trong thời gian gần đây. Năm 2020, con số chỉ là 2,37 tỷ USD. Sang năm 2021-2022, tình hình đã được cải thiện hơn, tương ứng đạt 3,9 tỷ USD và 4,78 tỷ USD. Tuy nhiên, 11 tháng qua, chỉ có 3,1 tỷ USD được các nhà đầu tư Nhật Bản đăng ký đầu tư vào Việt Nam; trong đó phân nửa (1,5 tỷ USD) là của thương vụ SMBC mua cổ phần của VPBank. Nhật Bản đã lùi xuống vị trí thứ 5 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam trong 11 tháng qua, dù tính lũy kế, vẫn đang đứng vị trí thứ ba, với hơn 71,5 tỷ USD.
Có nhiều lý do khiến dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đang chậm lại đáng kể. Sự thận trọng của nhà đầu tư Nhật Bản, những khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản là những nguyên nhân hàng đầu. Nhưng cũng có các yếu tố từ môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, như thủ tục hành chính còn rườm rà, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển…, đã ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư Nhật Bản.
Tuy vậy, nhiều kỳ vọng đang được đặt ra, rằng có thể, dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản sẽ tăng trở lại, nhất là sau khi hai nước vừa nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Tại Diễn đàn M&A Việt Nam, do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam cho rằng, đây là giai đoạn phù hợp cho bất kỳ công ty nào muốn mở rộng tại thị trường Việt Nam.
“Không phải tất cả công ty Nhật Bản đều có đủ động lực cần thiết để thành công tại Việt Nam, nhưng chúng tôi vẫn thấy nhiều công ty Nhật Bản sẵn sàng tham gia đầu tư vào Việt Nam”, ông Yoshida nói.
Thực tế, mối quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản là có thật. Tập đoàn Marubeni là một ví dụ. Trong cuộc gặp gần đây với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tổng giám đốc Marubeni Kakinoki Masumi cho biết, thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án tại Việt Nam, trong các lĩnh vực như năng lượng, chế biến, xuất khẩu hàng hóa, hạ tầng…
Hồi tháng 5/2023, khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến công du tới Nhật Bản, trong các cuộc tiếp xúc, nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, như Sojitz, AEON, Mitsui… đều bày tỏ mong muốn tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Hôm nay (15/12), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến công du 4 ngày tới Nhật Bản, để tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản và tiến hành các hoạt động song phương. Chuyến công du này, cộng hưởng với việc hai nước đã chính thức nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, được kỳ vọng sẽ tạo “cú hích” cho hợp tác Việt - Nhật nói chung, hợp tác kinh tế, đầu tư nói riêng.
Kỷ nguyên mới trong hợp tác Việt - Nhật
Sau khi nâng tầm quan hệ, một kỷ nguyên mới trong hợp tác Việt - Nhật đang được mở ra. Cụ thể, truyền thông Nhật Bản cũng kỳ vọng, kỷ nguyên mới trong hợp tác Nhật Bản - Việt Nam sẽ được thiết lập thông qua đầu tư tư nhân.
Cần nhắc lại rằng, hồi giữa năm, trang tin nhanh kinh tế Nhật Bản (jbpress.ismedia.jp) đã có bài viết của học giả Hiroyuki Kawashima kêu gọi Nhật Bản tăng cường đầu tư tư nhân vào Việt Nam, nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau và trở thành “ân nhân cũ” của Việt Nam.
Theo học giả này, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam phát triển kết cấu hạ tầng, nhưng chưa có khoản đầu tư tương xứng, trong khi nhiều quốc gia khác đã tận dụng hạ tầng này để tăng cường đầu tư. Vì thế, để duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhật Bản và Việt Nam trong tương lai, đầu tư từ khu vực tư nhân sẽ trở nên rất quan trọng.
Đánh giá cao các khoản đầu tư từ Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, cùng với việc Việt Nam phải làm sao để luôn là điểm đến được lựa chọn cho doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư ra nước ngoài, thì doanh nghiệp Nhật Bản cũng phải có sự chủ động, nhanh chóng hơn trong quyết định đầu tư vào Việt Nam.
Ông cũng bày tỏ mong muốn rằng, bên cạnh các lĩnh vực truyền thống, các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục nghiên cứu hợp tác đầu tư vào Việt Nam, tập trung vào những ngành trọng tâm như chip bán dẫn, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, nhà máy thông minh, chuyển đổi số…
“Chúng tôi sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Nhật Bản”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Có thể nói, sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, từ “nhận nhiều hơn trao”, hợp tác Việt - Nhật đã thu được nhiều trái ngọt. Và giờ đây, đã được nâng tầm, trở thành Đối tác chiến lược toàn diện, vì hòa bình và thịnh vượng chung ở châu Á và trên thế giới, sau chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vào tháng 11 vừa qua.
Chưa đầy 1 tháng sau sự kiện quan trọng này, Thủ tướng Phạm Minh Chính lần thứ hai tới Nhật Bản trong năm 2023. Bởi thế, nhiều kỳ vọng tiếp tục được đặt ra, rằng hai bên có thể tiếp tục thảo luận và cụ thể hóa, hiện thực hóa những cam kết đưa ra trong Tuyên bố chung.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh 6 nội dung hợp tác mà hai nước có thể tăng cường, trong đó có tăng cường liên kết giữa hai nền kinh tế, xác định hợp tác kinh tế là trụ cột trọng tâm, với kỳ vọng Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Điều này cũng tương đồng với các nội dung mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh trong trong các cuộc tiếp xúc cấp cao. Bởi thế, không chỉ là thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, hay ODA như trước đây, mà là làm sao để Việt - Nhật đồng hành, hướng tới tương lai, vươn tầm thế giới.
Hiện tại, Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, cũng như các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… đang được triển khai tích cực. Đây chính là nền tảng cho một kỷ nguyên hợp tác mới giữa Việt Nam và Nhật Bản.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025