
-
Giám đốc Quỹ đầu tư Nextrans Lê Hàn Tuệ Lâm: Bao nhiêu tiền không quan trọng bằng đi cùng ai
-
Bán kết Business Challeges mùa 5 tìm ra nhều dự án khởi nghiệp “thực chiến”
-
Ra mắt quỹ đầu tư mạo hiểm Touchstone Partners - Nhân tố mới trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
-
Khởi động hành trình sáng tạo Solve for Tomorrow 2021 -
Nguyễn Thị Cẩm Vân, nhà sáng lập OSLA: Vượt vũng an toàn, tạo sự khác biệt -
Công ty xe máy điện Dat Bike’s huy động được 2,6 triệu USD từ quỹ ngoại
![]() |
Ông Lương Vũ Đăng Quang (ngồi) và cộng sự Nguyễn Đức Tâm. |
Ngừng công việc tại Hàn Quốc với mức lương hơn 5.000 USD/tháng, kỹ sư Lương Vũ Đăng Quang trở về Việt Nam sáng lập AMED với kỳ vọng đưa công nghệ laser trong thẩm mỹ cùng các dòng dược mỹ phẩm liên quan ra thị trường với chi phí phù hợp hơn.
Không thể sống mãi tại Hàn Quốc…
Dự tính chỉ sang Hàn Quốc vài tháng tham gia chương trình kỹ sư đi Hàn Quốc visa E7 (thẻ vàng) mảng công nghệ cao, nhưng kỹ sư vật lý điện tử Lương Vũ Đăng Quang đã sống và làm việc 7 năm ở xứ sở kim chi, bởi bị cuốn theo công việc nghiên cứu và phát triển (R&D) tại một công ty thiết bị y tế công nghệ cao.
Thành thạo tiếng Anh, lại hiểu chuyên môn, Quang được giao làm việc trực tiếp với các kỹ sư Mỹ - phía chuyển giao máy móc, công nghệ cho công ty. Sau 2 năm, ông được cất nhắc lên vị trí Giám đốc R&D. “Trong quá trình làm việc, kiến thức và kinh nghiệm của tôi trong mảng quang học, laser dần được mở ra. Đến năm thứ 3, công ty đề nghị tôi mở chi nhánh đại diện ở thị trường Việt Nam”, ông Quang chia sẻ.
Sau nhiều lần chần chừ và từ chối, ông quyết định nhận lời đề nghị trên. Trong năm đầu tiên, hầu hết máy móc thiết bị nhập về từ Hàn Quốc đều bán chạy, nổi bật là dòng máy laser. “Tới một thời điểm nào đó, phải về Việt Nam, chứ không thể sống mãi ở Hàn”, ông suy nghĩ ngay ở thời điểm công việc đại diện thương mại cho công ty ở Hàn Quốc tại Việt Nam vẫn thuận buồm xuôi gió.
Khi đã xác định trở về, ông phải tìm cơ hội từ lĩnh vực mình có lợi thế về mối quan hệ, kiến thức chuyên môn liên quan đến thiết bị công nghệ cao trong lĩnh vực da liễu như laser. Cơ hội tới khi một công ty gia công mặt nạ cho The Face Shop (thương hiệu mỹ phẩm của LG) muốn ông Quang sản xuất phôi mặt nạ sinh học với nguyên liệu từ quả dừa Việt Nam để có chi phí sản xuất thấp hơn, thay vì dùng nhân sâm, dưa hấu, hay cam ở Hàn Quốc, với đơn hàng đầu tiên là 10.000 miếng, giá 0,3 USD/miếng.
Nhu cầu dùng mặt nạ sinh học ngày càng gia tăng, ông phải mở rộng xưởng sản xuất nhỏ tại Tân Bình (TP.HCM) ra Cần Giuộc (Long An). “Tôi đào tạo một kỹ sư khác thay thế trước khi chính thức nghỉ ở công ty tại Hàn Quốc, nhưng cũng dự liệu, khi rời công ty, việc kinh doanh ở thị trường Việt Nam của mình sẽ bị dao động và có thể chỉ kéo dài một vài năm”, ông Quang nói về quyết định theo đuổi ý tưởng sản xuất các máy laser, sản phẩm dược mỹ phẩm liên quan sau điều trị bằng laser và sáng lập AMED vào năm 2016.
Sau 2 năm ông về nước, có 4 công ty Hàn Quốc vào Việt Nam chia nhỏ thị trường và cạnh tranh về giá và chất lượng mặt nạ sinh học. Đây là sản phẩm mới, một số hãng không nắm công nghệ, nên mặt nạ còn mùi và họ phải dùng hóa chất. Nhưng ông Quang và một số công ty của Hàn Quốc có công nghệ, nên sản phẩm không mùi, không hóa chất, đạt chuẩn xuất cả đi châu Âu.
Từ đó, AMED sản xuất một số sản phẩm dược mỹ phẩm “Made in Vietnam” với thương hiệu riêng và đây là cũng sản phẩm đầu tiên ông cùng đồng đội thực hiện sau các loại máy laser. Hiện AMED có 45 sản phẩm dược mỹ phẩm chuyên dụng theo liệu trình điều trị, chăm sóc da bằng laser.
Dịch vụ bảo dưỡng sẽ là lợi thế
Máy laser CO2 vi điểm được đánh giá là thiết bị cơ bản nhất mà mỗi spa, thẩm mỹ viện đều cần có. Laser sắc tố cũng được AMED đẩy mạnh phát triển nhằm xoá vết bớt, tràm, nám. Hầu hết các linh kiện thiết bị đều do AMED tự nghiên cứu, sản xuất, trong khi linh kiện công nghệ chính buộc phải nhập từ Hàn như bóng laser.
“Máy của AMED rất dễ lắp ráp, nhưng phần khó, cũng là giá trị cốt lõi, nằm ở khả năng cân chỉnh quang học và laser”, ông Quang nói và cho biết, ông là người thiết kế khung máy và phần giao diện để bác sĩ dễ thao tác, từ đó, máy dễ dàng ghi nhận được thông số truyền xuống bo điều khiển.
Giá cả chỉ là một phần nhỏ trong các khác biệt mà AMED tạo nên. Câu chuyện bảo trì, bảo hành là vấn đề khó khăn ở Việt Nam, bởi theo ông Quang, người hiểu về công nghệ laser chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu giá một máy từ Mỹ có giá khoảng 600 triệu đồng, của Hàn Quốc từ 300 - 400 triệu đồng, của Trung Quốc dưới 100 triệu đồng, thì máy do AMED cung cấp có giá thấp hơn giá máy của Hàn Quốc 30%.
“Sau Hàn Quốc, tôi tự tin là Việt Nam sẽ làm chủ được công nghệ laser ở châu Á. Cơ hội với AMED không chỉ ở thị trường nội địa và cũng không chỉ cung cấp thiết bị, mà còn hỗ trợ cho đối tác cả về kỹ thuật và chuyên môn”, ông chia sẻ.
Trong kế hoạch năm nay, ngoài việc tiếp tục phát triển các thiết bị, đội ngũ AMED sẽ thiết lập hệ thống chuỗi phòng khám điều trị da. Nguồn thu của AMED không chỉ đến từ việc bán máy móc, thiết bị công nghệ laser, mà còn từ các nhóm mỹ phẩm theo liệu trình điều trị như nhóm tái tạo da, trị mụn, trị nám, dưỡng trắng…
TS. Ngô Anh Ngọc, nhà sáng lập/CEO Babuki - nhà tư vấn cho AMED tại NINJA Accelerator tại TP.HCM đánh giá, thách thức nhất với AMED lúc này không phải tìm kiếm thị trường, vì nhu cầu điều trị da liễu sẵn có, mà là tuyển dụng được người phù hợp để phụ trách kinh doanh.
Về vấn đề này, ông Quang chia sẻ: “Tôi có thể phụ trách mảng thiết bị với công nghệ laser, còn người bạn nối khố của tôi là Nguyễn Đức Tâm, từng làm quản lý tại một đơn vị trong lĩnh vực y tế, được đào tạo chuyên ngành hoá, sẽ phụ trách mảng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm điều trị theo liệu trình. Chúng tôi đang rất muốn tìm kiếm một đồng đội phụ trách mảng kinh doanh để nhanh chóng khai thác thị trường hiệu quả hơn”.
-
duonghoan.do 09:26 | 26-03-2021Thẩm mỹ là lĩnh vực tiềm năng, nhưng thực tế đang hoạt động rất bát nháo ở VN, khắp nơi có các dạng thẩm mỹ chui, sản phẩm làm đẹp trôi nổi, mất an toàn cho người tiêu dùng. Mong anh và cộng sự làm việc bằng cái tâm của người làm nghề về sức khỏe, để làm đẹp và khỏe, an toàn cho người dân. Cũng mong Việt Nam mình bớt đi tình trạng thẩm mỹ xào xáo để bà con yên tâm đến với thẩm mỹ.0 thích
-
ludinhtuan 14:28 | 25-03-2021Không đâu bằng quê hương mình!0 thích
- 1
-
Nguyễn Ảnh Cường, Đồng sáng lập Fundiin: Muốn người tiêu dùng hạnh phúc hơn
-
Giám đốc Quỹ đầu tư Nextrans Lê Hàn Tuệ Lâm: Bao nhiêu tiền không quan trọng bằng đi cùng ai
-
Ra mắt quỹ đầu tư mạo hiểm Touchstone Partners - Nhân tố mới trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
-
Bán kết Business Challeges mùa 5 tìm ra nhều dự án khởi nghiệp “thực chiến”
-
Khởi động hành trình sáng tạo Solve for Tomorrow 2021 -
Nguyễn Thị Cẩm Vân, nhà sáng lập OSLA: Vượt vũng an toàn, tạo sự khác biệt -
“Chiến trường mới” với start-up -
Startup và bài toán xây dựng văn hóa doanh nghiệp -
Công ty xe máy điện Dat Bike’s huy động được 2,6 triệu USD từ quỹ ngoại -
Uy tín của start-up phụ thuộc vào nhà sáng lập
-
1 Thủy điện nhỏ nhường giờ phát điện cao điểm cho điện mặt trời, chi phí điện năng tăng vọt
-
2 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/4
-
3 Xuất hiện tình trạng lãng phí slot tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất
-
4 Đạt lợi nhuận khủng, Chủ tịch Hòa Phát quyết chia cổ tức 40%, cổ đông nức lòng
-
5 M&A bất động sản tăng nhiệt
-
K-Group hợp tác với NIIT đào tạo nhân sự công nghệ thông tin chất lượng cao
-
CEO Lê Văn Mười: Chàng trai đam mê công nghệ ứng dụng và những chia sẻ quý giá
-
MobiEdu - bạn đồng hành tin cậy của các sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
-
Mách bạn cách chọn ghế massage toàn thân tốt và rẻ
-
Agribank - ngân hàng chủ lực cung ứng vốn cho tam nông, tạo động lực tăng trưởng kinh tế
-
Hè rộn ràng với gói ưu đãi Mega Sale 2021 chỉ từ 550.000 đồng/khách tại chuỗi khách sạn Mường Thanh