
-
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng
-
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp
-
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
VDB sẽ rót trên 35.500 tỷ đồng cho loạt nhà đầu tư tại Ninh Thuận
-
Dùng vàng để thanh toán bị phạt 10-20 triệu đồng, kinh doanh vàng miếng không phép phạt 300-400 triệu đồng -
Vàng quốc tế về sát 3.000 USD/ounce, giá vàng SJC đắt hơn thế giới gần 20 triệu đồng/lượng
![]() |
Đây là phiên đấu thầu vàng miếng thứ ba bị hủy. Như vậy, trong 4 phiên đấu thầu vàng được NHNN tổ chức, mới có duy nhất một phiên đấu thầu vàng diễn ra với 3.400 lượng vàng trúng thầu (chỉ chiếm 20% tổng lượng vàng được mang ra đấu thầu).
Mức giá tham chiếu để tính giá đặt cọc được Ngân hàng Nhà nước đưa ra sáng nay là 82,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá mua vào của các doanh nghiệp trên thị trường sáng nay (83,5 triệu đồng/lượng). Dù vậy, đây vẫn chưa phải là mức giá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
Sáng nay, vàng miếng tiếp tục tăng ở vùng giá cao nhất lịch sử. Hiện các doanh nghiệp niêm yết giá vàng miếng SJC tại 83,5-85,5 triệu đồng/lượng (mua – bán ra), chênh lệch với giá thế giới trên 13 triệu đồng/lượng.
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, nguyên nhân khiến vàng đấu thầu liên tục “ế” là do điều kiện tham gia đấu thầu không phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
Cụ thể, theo quy định của NHNN, khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 14 lô, tương đương 1.400 lượng là quá cao. Chưa kể, sau khi trúng thầu, lượng vàng phải sau 2 ngày mới được giao trong khi giá vàng biến động rất mạnh. Về nguyên tắc kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh vàng không đầu cơ mà mua được bao nhiêu phải bán ra bấy nhiêu để an toàn vốn vì biến động của giá vàng rất phức tạp, khó lường nên đầu cơ vàng rất rủi ro.
“NHNN cần xem xét sửa đổi điều kiện yêu cầu mua tối thiểu còn khoảng 500 lượng vàng, sẽ thu hút nhiều đơn vị tham gia bỏ thầu hơn”, ông Long đề xuất.
Ngoài ra, giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc mà NHNN đưa ra cũng chưa hấp dẫn, thậm chí còn cao hơn giá vàng miếng SJC mua vào trên thị trường.
“Điều này cho thấy NHNN vô tình “công nhận” giá thị trường của vàng miếng SJC hiện nay, không đúng mục tiêu kéo giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Như vậy, nếu đơn vị trúng thầu giá phải cao hơn giá sàn thì có rủi ro lớn và sẽ bị lỗ”, ông Long nói.
Để đấu thầu vàng thành công, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, đầu tiên NHNN cần phải xây dựng lại mức giá đấu thầu phù hợp. Thứ hai, tỷ lệ đặt cọc 10% cũng là con số khá lớn, cần xem lại.
Nếu sửa đổi các điều kiện và mức giá vàng đầu thầu, tỷ lệ vàng trúng thầu thành công sẽ cao hơn, theo ông Thịnh. Dù vậy, theo chuyên gia này, với nhu cầu thị trường hàng chục tấn vàng/năm của thị trường, việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như muối bỏ bể.
“Đấu thầu vàng không phải là giải pháp căn cơ. Về lâu dài chúng ta cũng cần xem xét chỉnh sửa Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cho phù hợp với bối cảnh hiện nay”, ông Thịnh đề nghị.

-
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt -
Khoảng trống pháp lý cho mô hình tập đoàn ngân hàng; Trái phiếu phát hành chủ yếu để đảo nợ -
VDB sẽ rót trên 35.500 tỷ đồng cho loạt nhà đầu tư tại Ninh Thuận -
Dùng vàng để thanh toán bị phạt 10-20 triệu đồng, kinh doanh vàng miếng không phép phạt 300-400 triệu đồng -
Thuê, cho thuê, mua bán, mở hộ thẻ ngân hàng có thể bị phạt tới 200 triệu đồng -
Dự báo triển vọng cổ phiếu “vua” nửa cuối năm 2025 -
Vàng quốc tế về sát 3.000 USD/ounce, giá vàng SJC đắt hơn thế giới gần 20 triệu đồng/lượng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu