
-
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce
-
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng
-
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025
![]() |
Ngân hàng hút tiền nhàn rỗi cả khi lãi suất giảm
Hiện tại, kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm từ 12 tháng của hầu hết nhà băng không còn duy trì mức 6%/năm - mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Trong top 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Vietcombank vừa giảm thêm 0,2% lãi suất tiết kiệm, còn 5,1%/năm áp dụng với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; các ngân hàng Agribank, VietinBank, BIDV vẫn giữ mức lãi suất huy động cao nhất là 5,3%/năm cho kỳ hạn dài trên 12 tháng.
Trong khi đó, theo Ngân hàng Nhà nước, đến tháng 8/2023, lượng tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng kỷ lục. Trong đó, tiền tiết kiệm đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với 6,43 triệu tỷ đồng. Đây là tháng thứ 13 liên tiếp, tiền gửi của người dân vào ngân hàng tăng.
Đáng chú ý, doanh nghiệp cũng tăng gửi tiền vào ngân hàng, khi có thêm 103.501 tỷ đồng tiền gửi trong tháng 8. Tính đến hết tháng 8/2023, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 6.013 triệu tỷ đồng.
Giới phân tích tài chính nhận định, tiền gửi của người dân vào ngân hàng tăng mặc dù lãi suất tiền gửi giảm là do các kênh đầu tư khác (như cổ phiếu, trái phiếu, vàng) không hấp dẫn và tiềm ẩn rủi ro cao.
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, trong bối cảnh sản xuất - kinh doanh khó khăn, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế kém, người dân và doanh nghiệp chọn gửi tiền tiết kiệm ngân hàng hoặc để tiền trong tài khoản thanh toán để đảm bảo an toàn.
Tương tự, theo TS. Nguyễn Hữu Huân, giảng viên Trường đại học Kinh tế TP.HCM, trong bối cảnh đầu tư vào chứng khoán có thể gặp nhiều rủi ro; các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản vẫn bấp bênh, nên dòng tiền vẫn nằm trong ngân hàng để chờ đợi, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Đây cũng chính là cơ hội cho các nhà băng tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn, tối ưu hóa dòng vốn, giảm chi phí, góp phần tác động tích cực lên lợi nhuận quý IV/2023.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tăng mạnh
Không chỉ tiền gửi có kỳ hạn gia tăng, mà tiền gửi không kỳ hạn cũng cải thiện đáng kể.
Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn đến quý III/2023 tại Techcombank đạt 409.000 tỷ đồng, tăng 14,1% so với đầu năm và 7,1% so với quý trước. Số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng trong quý thứ 2 liên tiếp, đạt 137.600 tỷ đồng, tăng 3,2% so với quý II/2023, dẫn dắt bởi tiền gửi không kỳ hạn bán lẻ (tăng 4,9% so với quý trước).
Với tăng trưởng tiền gửi khách hàng trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 7,6%, ACB tiếp tục vượt mức trung bình ngành (6%), từ đó giúp gia tăng thị phần huy động. Quy mô tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng này cũng liên tục được cải thiện, tăng trưởng tốt trong quý III/2023 và đã phục hồi so với mức đầu năm nay.
Trong khi đó, SeABank cũng là một trong những ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tiền gửi khách hàng cao nhất trong quý III/2023 (tăng 22% so với đầu năm 2023), đạt gần 141.000 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn tăng từ gần 10.800 tỷ đồng, lên hơn 23.600 tỷ đồng, chiếm một nửa số dư tiền gửi tăng thêm. Số dư tiền gửi không kỳ hạn cao hơn, giúp giảm áp lực trả lãi cho ngân hàng.
Nhưng đáng chú ý nhất là tiền gửi không kỳ hạn tại Vietcombank đã tăng lên mức cao nhất 3 quý, đạt gần 400.000 tỷ đồng vào thời điểm cuối quý III/2023, gần tương đương mức cuối năm ngoái.
Theo báo cáo tài chính quý III/2023 của Vietcombank, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trong tổng huy động từ dân cư tại thời điểm cuối tháng 9/2023 đạt hơn 29,5%.
Tiền gửi không kỳ hạn có vai trò quan trọng trong bối cảnh chi phí vốn đang gây áp lực tới tăng trưởng của các ngân hàng. Trong 2 quý gần nhất, lợi nhuận nhiều nhà băng đã thu hẹp khi chi phí trả lãi tăng cao, khiến thu nhập lãi thuần sụt giảm. Với Vietcombank, chi phí lãi và các khoản tương đương trong quý III/2023 đã tăng hơn 56%, trong khi các khoản thu từ lãi chỉ tăng 17%. Tuy nhiên, thu nhập lãi thuần của ngân hàng chỉ giảm nhẹ, lợi nhuận vẫn tăng hai chữ số nhờ giảm chi phí hoạt động và dự phòng.
Giới phân tích tài chính nhận định, với lợi thế từ dòng vốn rẻ, các nhà băng có thể tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cũng gián tiếp phản ánh hiệu quả của chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện ích trong thu hút và tạo nền tảng khách hàng. Nhiều năm qua, các ngân hàng đã đầu tư nguồn lực lớn cho chuyển đổi số, nâng cấp công nghệ, gia tăng trải nghiệm nhằm thu hút khách hàng, giữ chân nguồn tiền vãng lai, tiền gửi thanh toán.

-
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025 -
Nam A Bank cho vay chuỗi cung ứng thủy sản lãi suất chỉ từ 3,25%/năm -
Agribank công bố báo cáo tài chính: Giữ vững thị phần top đầu, nợ xấu giảm, bao phủ nợ xấu tăng -
Vietbank sẽ chuyển sàn niêm yết trong năm 2025-2026 -
Vàng quốc tế giảm nhiệt sau lập đỉnh lịch sử, giá SJC vẫn neo 102 triệu đồng -
Chờ thương vụ M&A tỷ USD đình đám trong mùa đại hội đồng cổ đông
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng