
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
-
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ
-
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất
Lãi suất tiền gửi tăng dần
TPBank, NCB, OceanBank tăng đến 2 lần lãi suất tiết kiệm trong tháng 6, mức tăng từ 0,2 - 0,4%/năm tùy từng kỳ hạn. Lãi suất cao nhất tại các ngân hàng này hiện là 6,1%/năm áp dụng cho kỳ hạn từ 18 tháng trở lên gửi tiền ở NCB và OceanBank.
Eximbank cũng vừa tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm, nâng lãi suất kỳ hạn từ 6 - 9 tháng lên 4,5%/năm, tăng 0,2%/năm so với trước đó. Trước đó, Eximbank đã có 2 lần tăng lãi suất vào các ngày 7 và 14/6. Lãi suất tiết kiệm đang được áp dụng tại ngân hàng này dao động từ 3,5 đến 5,2%/năm.
![]() |
Lãi suất tăng, tiền tiết kiệm chọn ngân hàng. |
ACB, LPBank, Techcombank cũng liên tục tăng lãi suất tiền gửi trong thời gian qua... Hiện tại, ACB dao động từ 2,8 - 4,9%/năm, tùy vào số tiền gửi và kỳ hạn; tại LPBank dao động từ 3,4 đến 5,6%/năm; tại Techcombank từ 2,95 đến 5%/năm.
Đáng chú ý, một số ngân hàng mới đây đã ra mắt sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn như: PVcomBank phát hành chứng chỉ tiền gửi đợt 2 năm 2024 có mệnh giá từ 10 triệu đồng, lãi suất cố định tới 8%/năm, cao hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm 5,5%/năm mà ngân hàng này đang niêm yết.
VietinBank cũng phát hành chứng chỉ tiền gửi mang tên FLEXI có mệnh giá tối thiểu 1 tỷ đồng dù không niêm yết lãi suất cụ thể nhưng theo bảng minh họa, người mua sẽ có lãi từ 3 - 3,2% sau từ 1 - 3 tháng, trong khi lãi suất tiết kiệm từ 1 - 3 tháng tối đa tại VietinBank chỉ 2%/năm.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng nhận định lãi suất huy động có thể phục hồi về thời điểm đầu năm nay trong các tháng tới, tương đương với mức tăng bình quân từ 0,5 - 1%/năm so với vùng đáy.
Tiết kiệm vào ngân hàng tăng
Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tiền gửi từ dân cư vào các tổ chức tín dụng tăng mạnh lên gần 6,7 triệu tỷ đồng tính đến cuối tháng 3/2024, tăng 2,2% so với cuối năm ngoái.
Như vậy, sau khi giảm tháng đầu năm, tiền nhàn rỗi chảy mạnh trở lại ngân hàng từ tháng 2 đến tháng 3/2024. Điều đáng nói, thời điểm tháng 3/2024 cũng là lúc mặt bằng lãi suất huy động gần như ở mức thấp nhất tại hầu hết các kỳ hạn.
Tuy nhiên, bất chấp điều đó, tiền gửi vẫn tăng mạnh. Theo giới chuyên gia, dòng tiền vẫn tìm về ngân hàng dù lãi suất thấp có nguyên nhân chính là do các kênh đầu tư khác nhiều biến động khó lường, kém ổn định và triển vọng sinh lời thấp.
Số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố, đến cuối tháng 3/2024, tổng tiền gửi của khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng là 13,3 triệu tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng liền trước (tăng khoảng 140.000 tỷ đồng), nhưng vẫn giảm 0,5% so với mức đỉnh hồi cuối năm 2023 (giảm khoảng 70.000 tỷ đồng).
Trong đó, tiền gửi của dân cư đã lên gần 6,68 triệu tỷ đồng, tăng 2,2% so với đầu năm và lập kỷ lục mới. Riêng trong tháng 3, tiền gửi cư dân đã tăng thêm 39.000 tỷ đồng. Tiền gửi của doanh nghiệp đạt 6,62 triệu tỷ đồng, giảm 3,14% hay hơn 210.000 tỷ đồng so với đầu năm. Tuy nhiên, nếu so sánh với thời điểm cuối tháng 2/2024, tiền gửi doanh nghiệp đã tăng thêm hơn 100.000 tỷ đồng.
Trước đó, số liệu mới nhất của NHNN đưa ra, tính đến hết tháng 2, tiền gửi dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt kỷ lục gần 6,64 triệu tỷ đồng, tăng 1,6% so với đầu năm. Như vậy, sau khi sụt giảm vào tháng đầu năm, tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng đã quay lại đà tăng.
Giới phân tích tài chính - ngân hàng cho rằng, với lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng 5-6%/năm vẫn đảm bảo cho nhà đầu tư không quá thiệt thòi.
Thực tế, chỉ số lạm phát gia tăng trong 5 tháng đầu năm nay cũng tạo sức ép lên lãi suất. Báo cáo ngày 29/5 của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế- xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,05% so với tháng trước. So với tháng 12/2023 CPI tháng 5/2024 tăng 1,24% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,44%.
Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước. Đi cùng với đó là tăng trưởng tín dụng nền kinh tế hồi phục (dù còn chậm) khiến nhiều nhà băng phải tăng lãi suất huy động nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn, chuẩn bị tốt thanh khoản nhằm đón cầu tín dụng gia tăng.
Chứng khoán Vietcombank (VCBS), lãi suất huy động đang có xu hướng tăng dần từ mức đáy. Mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng từ 0,5 - 1%/năm, nhưng sẽ khó tạo ra một cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi của toàn thị trường.

-
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400% -
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc -
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số -
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower