-
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Ông Trần Hữu Đông, Chủ tịch HVC, thay mặt HĐQT trình bày báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 của CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC |
Chỉ đi xây bể bơi, công viên nước cho các ông lớn, không cần vay ngân hàng
Sáng 17/3, Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ HVC đã tổ chức kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 và thông qua nhiều nội dung quan trọng như kết quả kinh doanh năm 2017 và kế hoạch kinh doanh năm 2018; thay đổi thành viên HĐQT; kế hoạch niêm yết lên HOSE trong năm 2018.
HVC là doanh nghiệp được thành lập từ năm 2010, là nhà thầu thiết kế công nghệ, cung cấp lắp đặt các thiết bị vui chơi giải trí cao cấp như: Sân trượt băng nghệ thuật, thủy cung đại dương, công viên nước vui chơi giải trí. Công ty hiện có vốn điều lệ 200 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông khá cô đặc, trên 70% cổ phần do cán bộ, công nhân viên công ty nắm giữ.
Trong lĩnh vực bể bơi, HVC đứng trong top đầu Việt Nam về nhập khẩu, phân phối và lắp đặt. Báo cáo của HĐQT cho hay, trong năm 2017, công ty cung cấp thiết bị bể bơi tại Việt Nam với gần 350 bể bơi lớn nhỏ, 5 công viên nước được HVC hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư đưa vào hoạt động như Công viên nước Đại Dương – Sungroup; Hà Tĩnh, Casino Phú Quốc – Vingroup; Mường Thanh; Thái Bình – Công ty Tân Binh; cùng nhiều đài phun nước, bể cảnh các khu GYM Spa tại các resort, khu vui chơi…
Từ thế mạnh này, HVC đã “lấn sân” lĩnh vực cơ điện và đã tham gia hạng mục M&E tại một số dự án như Vinhomes Riverside, Vinmart - Vincom Hà Tĩnh, The Harmony, Vinpearl Cửa Sót, Vinhomes Golden River, Vinhomes Imperial Hải Phòng… HVC có một hợp đồng M&E trị giá 100 tỷ đồng tại dự án Vinhomes Imperial Hải Phòng với 75% giá trị phải thực hiện trong năm 2018.
Trong năm 2017, HVC cũng đã khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà xưởng tại tỉnh Hưng Yên để sản xuất lắp ráp các thiết bị thông gió, thang máng cáp, tủ điện để phục vụ trực tiếp cho lĩnh vực M&E. Khoản đầu tư này có giá trị ban đầu là 60 tỷ đồng và vừa được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua việc tăng tổng mức đầu tư lên 80 tỷ đồng (số tiền bổ sung được sử dụng để đầu tư trả tiền thuê đất 50 năm và xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn tiếp theo cho HVC – Hưng Yên).
Kết thúc năm 2017, HVC đạt doanh thu 246 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 15,5 tỷ đồng, đều đạt 107% kế hoạch đề ra.
Điểm đặc biệt lớn nhất của HVC đó là công ty này hiện chưa phải sử dụng đòn bẩy tài chính là vay ngân hàng. Báo cáo tài chính năm 2017 cho thấy, các khoản nợ chủ yếu của HVC đến từ việc khách hàng tạm ứng. Nợ xấu của công ty khá thấp, hơn 600 triệu đồng. Thậm chí, HVC còn có 46 tỷ đồng để… gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn tại 3 ngân hàng.
Báo cáo tài chính năm 2017 của HVC cho thấy công ty không có nợ dài hạn; Nợ ngắn hạn chủ yếu là tiền trả trước của khách hàng |
Để làm được điều này, ông Trần Hữu Đông, Chủ tịch HĐQT kiểm Tổng giám đốc HVC giải thích, trong việc định hướng chọn lựa khách hàng, khách hàng của HVC phải được đánh giá là những tập đoàn có uy tín trên thương trường và hợp tác phải có lợi đôi bên, đồng thời hạn chế tối đa làm việc qua trung gian, làm thầu phụ.
“HVC ưu tiên hợp tác với những khách hàng lớn kể cả phải giảm lợi nhuận để ổn định đầu ra. Hợp tác được với khách hàng lớn không chỉ tăng được uy tín thương hiệu mà còn học được từ khách hàng cách quản trị và phát triển doanh nghiệp”, ông Đông nhấn mạnh.
Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông sáng nay, vị Chủ tịch này cũng tự hào cho biết, “HVC đã làm nhiều dự án cho Vingroup, đây là tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chúng tôi là một trong số ít công ty được Vingroup lựa chọn làm ‘nhà thầu ruột’”.
Có thể thấy, mô hình hiện tại của HVC có lẽ được học hỏi một cách triệt để từ một ông lớn trong lĩnh vực xây lắp là Coteccons, đó là không vay nợ và làm ‘nhà thầu ruột’ cho Vingroup.
Kế hoạch 2018 đầy táo bạo
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online bên lề Đại hội, ông Trần Hữu Đông cho biết, việc không có vay nợ sẽ khiến các cổ đông và nhà đầu tư quan tâm đặt câu hỏi về khả năng quản trị tài chính của Ban lãnh đạo công ty.
Điều này cũng được một đại biểu tên Vinh đặt câu hỏi trực tiếp tại Đại hội. Ông Vinh cho biết, 2 năm nay, ông chưa thấy công ty sử dụng đòn bẩy tài chính của ngân hàng.
“Vay nợ sẽ tạo sức ép và động lực cho chính doanh nghiệp và cán bộ trong công ty, đồng thời lãi vay cũng là lá chắn thuế cho doanh nghiệp. Quan điểm về quản trị tiền của công ty trong thời gian tới thế nào?”, ông Vinh thẳng thắn.
Trả lời câu hỏi này, ông Trần Hữu Đông cho hay, HVC “chưa vay chứ không phải không vay”. Ông Đông lý giải, kinh doanh ở Việt Nam, “không vay cũng là một thắng lợi với công ty có quy mô trung bình như HVC”, nhất là khi lãi suất ngân hàng đã từng có thời điểm lên tới 20% vào thời kỳ kinh tế suy thoái.
“Muốn làm lớn là phải vay, nên chúng tôi sẽ cân nhắc tùy mỗi chặng đường để huy động vốn sao cho hợp lý nhất”, ông Đông trấn an.
Ngay trong năm 2018, HVC đang ấp ủ một kế hoạch “làm lớn”, mà trước hết đó là thay đổi từ trong nội tại doanh nghiệp. Đầu tiên, đó là việc sẽ tiến hành niêm yết lên sàn HOSE để tăng tính minh bạch. Đại hội đồng cổ đông thường niên sáng nay đã chính thức thông qua việc sửa đổi điều lệ và quy chế quản trị để phù hợp với chuẩn mực chung, “dọn đường” cho kế hoạch này. Bên cạnh đó, HVC đã bước đầu áp dụng các quy trình quản lý như đánh giá hiệu quả công việc bằng KPIs, xây dựng văn hóa doanh nghiệp…
Đối với hoạt động kinh doanh, ông Đông cho biết, mặc dù việc triển khai mảng M&E mới chỉ mang tính “tập dượt” nhưng tỷ trọng mảng M&E trong năm qua đã chiếm tới 23% doanh thu, đạt trên 50 tỷ đồng, doanh số chiếm 46%. HVC dự kiến đẩy mạnh mảng M&E trong năm 2018 chiếm trên 50% doanh thu và 70% doanh số.
“Lĩnh vực thiết bị công nghệ hiện nay muốn tăng trưởng cao cũng không được, vì không phụ thuộc thị trường bất động sản mà phụ thuộc ý tưởng của nhà đầu tư, nên công tác dự báo rất bị động. Trong khi đó, ngành M&E là gần nhất với lĩnh vực cốt lõi của HVC, nên trong thời gian tới, công ty sẽ đẩy mạnh mảng này”, ông Đông cho biết.
Để thực hiện tham vọng này, ngoài nhà máy sản xuất thiết bị phục vụ lĩnh vực M&E đang được xây dựng ở Hưng Yên, HVC cũng đã góp vốn cùng Công ty cổ phần Bể bơi thông minh Spools tham gia xây dựng khách sạn Sơn Long tiêu chuẩn 5 sao tại Hạ Long, Quảng Ninh. HĐQT đánh giá, khi dự án hoàn thiện sẽ góp phần nâng cao năng lực uy tín của HVC trong lĩnh vực tổng thầu cơ điện M&E.
“Đối với sản phẩm phục vụ ngành M&E sản xuất tại nhà máy HVC - Hưng Yên, HVC sẽ sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt với giá hợp lý, chứ không có chuyện ngon - bổ - rẻ”, ông Đông cho biết thêm.
Ngoài ra, nhà thầu này cũng đặt mục tiêu tham vọng trong lĩnh vực M&A bất động sản. “M&A đã được định hình từ giữa năm 2017. Ngành nghề chúng tôi đang làm gắn với bất động sản, do đó cũng học hỏi được một số kinh nghiệm từ các chủ đầu tư. Năm 2017, HVC đã đàm phán với nhiều chủ đầu tư và có dự án đã tiến rất gần đến việc mua lại, nhưng có lẽ còn thiếu chữ ‘duyên’. Trong năm 2018, HVC có thể nghĩ tới việc M&A những doanh nghiệp cùng ngành nghề nếu công ty đó gặp khó khăn về quản trị, tài chính”.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 của CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC đã diễn ra thành công tốt đẹp |
“Lợi thế của HVC là lãnh đạo doanh nghiệp, tài sản lớn nhất là bộ máy lãnh đạo. Chúng tôi có bộ khung tương đối ăn ý, hợp nhau. Từ đó, cách làm, cách quản trị cũng khác với các doanh nghiệp khác. Hy vọng sang năm thứ 10 - kết thúc quá trình khởi nghiệp, tầm vóc của HVC sẽ được nâng lên tầm mới”, ông Đông nói.
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh 2017, kế hoạch sản xuất kinh doanh 2018 đã được đại hội thông qua:
TT |
Chỉ tiêu |
Thực hiện năm 2017 (tỷ đồng) |
Kế hoạch năm 2018 (tỷ đồng) |
Tăng trưởng |
1 |
Vốn điều lệ |
200 |
200 |
0% |
2 |
Tổng doanh thu |
246,3 |
320 |
30% |
3 |
Tổng chi phí |
227 |
288 |
27% |
4 |
Lợi nhuận trước thuế |
19,3 |
32 |
66% |
5 |
Lợi nhuận sau thuế |
15,5 |
25,6 |
65% |
6 |
Tỷ lệ chia cổ tức (dự kiến) |
10% |
-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu