
-
Tiêu chí chức danh chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh
-
Khánh thành Tượng đài Công an nhân dân “Vì bình yên cuộc sống”
-
Chủ tịch nước quyết định đặc xá năm 2025 cho hơn 8.000 phạm nhân
-
Hà Nội chốt phương án, tên gọi 126 phường, xã mới
-
Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia Mỹ ưu tiên đàm phán về thuế quan -
Thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất Kon Tum và Quảng Ngãi
![]() | ||
Tháng 4/2013, nhóm thực phẩm giảm 1,26%. Ảnh: Hà Thanh |
0,02% là mức tăng quá thấp của CPI tháng 4, thậm chí có thể coi là gần như bằng không và đó cũng là xu thế không lạ đối với diễn biến thường niên của CPI.
Điểm chung, sự giảm tốc của CPI tháng 3, tháng 4 là do có đóng góp lớn của việc giảm giá của nhóm lương thực, thực phẩm, nhóm hàng giữ quyền số lớn nhất trong rổ hàng hóa tính CPI.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tháng 4/2013, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,01%, trong đó, lương thực giảm 0,86%; thực phẩm giảm 1,26%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,12%.
Song điểm khác biệt, theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, chuyên gia ngân hàng, đó là do tổng cầu thấp, sức mua của người dân yếu hơn bình thường, khiến một số mặt hàng buộc phải giảm giá. Cùng xu hướng giảm với giá lương thực, thực phẩm, việc thị trường bất động sản vẫn đang đóng băng, xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách cũng giải ngân khá chậm, khiến CPI nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,44%.
“Sức mua đã cạn kiệt, trong khi hàng tồn kho lớn. Giữa CPI và sức mua, tồn kho có quan hệ hữu cơ với nhau. Tồn kho lớn, khiến doanh nghiệp (DN) phải hạ giá bán để cắt lỗ. Khi mà hệ thống DN còn khó khăn, số DN thành lập mới chỉ tương đương DN giải thể, ngừng hoạt động, thì việc CPI giảm hoặc tăng thấp lại là điều khiến dư luận mừng ít mà lo nhiều”, ông Ngô Trí Long, chuyên gia về giá cả thị trường, phát biểu.
Mừng vì giá giảm sẽ tác động tốt tới đời sống người dân, cũng như sản xuất - kinh doanh. Nhưng lo vì giá giảm không phải do sản xuất ổn định, phát triển, mà do suy giảm sức mua, trì trệ sản xuất. Đây cũng chính là điều được các chuyên gia kinh tế nhắc tới nhiều nhất khi bàn về những thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013. Thậm chí, còn có quan điểm cho rằng, các động lực cho tăng trưởng dài hạn của Việt Nam đang có nguy cơ giảm dần.
“Niềm tin vào nền kinh tế đang bị suy giảm, nhà đầu tư không đưa vốn vào kinh doanh, người tiêu dùng cũng không sẵn sàng chi tiêu, nên tổng cầu và tổng cung năm 2013 khó cải thiện. Do vậy, nền kinh tế năm 2013 khó khôi phục nhanh, khó đạt tốc độ tăng trưởng cao”, ông Long bình luận.
Thực tế, đây là điều đã được cảnh báo trong thời gian gần đây, nhất là sau khi tăng trưởng GDP quý I/2013 chỉ đạt 4,89% - cách khá xa so với mục tiêu tăng trưởng 5,5% của năm 2013. Tăng trưởng không cao, tín dụng tăng chậm, sức mua yếu sẽ là những lý do căn bản nhất khiến ông Nguyễn Ngọc Tuyến, Viện Kinh tế tài chính, cho rằng, lạm phát năm nay chắc chắn sẽ thấp hơn mức 6,81% của năm 2012. “Tất nhiên, phải là nếu không có những yếu tố đột biến tác động làm tăng CPI”, ông Tuyến nói.
Có chung quan điểm về việc mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay hoàn toàn có khả năng đạt được, song ông Long cũng không khỏi lo lắng khi vẫn có những yếu tố tác động tới lạm phát trong thời gian tới.
“Mức tăng giá trong thời gian qua có phần bị bóp méo khi mà người bán hàng chấp nhận chịu thiệt để bán giá thấp. Tuy nhiên, cảnh báo từ diễn biến này là giá cả có thể tăng vào bất cứ lúc nào khi người bán không thể chấp nhận mức giá bán thấp thêm nữa. Hiện tại, khoảng một nửa phương tiện thanh toán tăng trong năm qua được chuyển sang mua trái phiếu. ‘Chốt hãm’ này cho lạm phát thêm thời gian ‘ủ bệnh’, nhưng rủi ro còn và lạm phát kỳ vọng cao là điều khó tránh”, ông Long phân tích.
Có một thực tế cần phải nói tới trong diễn biến giá cả thị trường mấy tháng đầu năm, đó là có yếu tố “hành chính”, khi mà Chính phủ chưa cho phép một số tỉnh, thành phố tăng giá dịch vụ y tế. Hiện tại, vẫn còn khoảng 31 tỉnh chưa điều chỉnh giá viện phí và khoảng 10 địa phương chưa điều chỉnh bất cứ loại phí và thuế nào. Nếu các địa phương này điều chỉnh, theo dự báo trong tháng tới, có thể có một số địa phương bắt đầu áp dụng, thì sẽ tác động không nhỏ tới CPI của cả nước.
Tháng 4/2013, CPI của nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng tới 3,62% so với tháng trước. Trong đó, dịch vụ y tế tăng 4,51%. Đây là nhóm hàng có mức CPI tăng mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI.
Tháng 8/2012, khi đồng loạt nhiều địa phương tăng viện phí, CPI của nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế đã tăng tới 5,44%. Trong đó, riêng dịch vụ y tế đã tăng 7,71%.
Chưa kể, theo các chuyên gia kinh tế, việc CPI đang diễn biến ổn định sẽ khiến các mặt hàng thiết yếu, như điện, nước, than… “tranh thủ” tăng giá. Tuy nhiên, điều này có thể tác động đến CPI của cả nước, cũng như gây thêm khó cho sản xuất - kinh doanh, khi mà giá đầu vào tăng cao.
“Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, công tác điều hành giá của Chính phủ trong thời gian tới phải hết sức cẩn trọng, đặc biệt là với các mặt hàng thiết yếu thì cần phải có một lộ trình điều chỉnh giá thích hợp”, bà Thanh nói.
Nhưng trên một khía cạnh khác, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, phải bắt đầu chuyển hướng chính sách vĩ mô, làm sao vừa kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng.
“Thời gian qua, chúng ta đã luôn thực hiện các giải pháp để bình ổn tổng cầu, nhưng khi lạm phát thấp, sức mua yếu, tồn kho lớn, thì phải chuyển sang trọng cung”, ông Long đề xuất.
Hà Nguyễn
-
Tiêu chí chức danh chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh
-
Khánh thành Tượng đài Công an nhân dân “Vì bình yên cuộc sống”
-
Chủ tịch nước quyết định đặc xá năm 2025 cho hơn 8.000 phạm nhân
-
Từ 1/5, công chức “một cửa” Hà Nội được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng
-
Hà Nội chốt phương án, tên gọi 126 phường, xã mới -
Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia Mỹ ưu tiên đàm phán về thuế quan -
Thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất Kon Tum và Quảng Ngãi -
Hà Nội không yêu cầu nộp lại hồ sơ giấy nếu đã có hồ sơ điện tử hợp lệ -
Bộ Tài chính bãi bỏ 8 Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước -
Đà Nẵng bổ nhiệm bà Trương Thị Hồng Hạnh làm Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch -
Sớm nâng thương mại song phương Việt Nam - Campuchia lên 20 tỷ USD
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)