Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Lạm phát toàn cầu sẽ được kiềm chế vào năm 2023
Đông Phong - 17/07/2022 14:09
 
Theo Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, lãi suất toàn cầu sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2023 khi giá cả bắt đầu "hạ nhiệt" nhờ động thái của các ngân hàng trung ương.
Các container được xếp chồng chất tại một cảng biển ở thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Container được xếp chồng tại một cảng biển ở thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Giá cả hàng hóa, chẳng hạn như dầu mỏ, đã chững lại và bắt đầu giảm trong những tuần gần đây. Bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho rằng tăng lãi suất là cần thiết để đối phó với rủi ro suy thoái và không nhất thiết vì mục tiêu kiểm soát lạm phát.

"Các ngân hàng trung ương đang tăng cường kiểm soát lạm phát, đó là một ưu tiên. Họ phải tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi triển vọng lạm phát được giữ vững", bà Georgieva nói với đài CNBC tại Hội nghị G20 diễn ra ở Bali vào ngày 15/7.

"Hiện chúng tôi vẫn thấy lạm phát đang tăng lên; chúng ta phải dội một ít nước lạnh vào nó", Tổng giám đốc IMF kêu gọi.

Đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và gây ra những nút thắt cổ chai, còn chiến sự Nga - Ukraine càng làm vấn đề này thêm trầm trọng. Kết quả khiến giá hàng hóa tăng vọt, bao gồm các mặt hàng chủ lực như thực phẩm, phân bón và năng lượng.

Riêng mặt hàng lương thực, tình trạng lạm phát đã xuất hiện trước đại dịch và chiến sự Nga - Ukraine, hai biến cố này càng làm vấn đề thêm nghiêm trọng.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong tháng 3 và tháng 4/2022, giá lương thực toàn cầu đạt mức cao nhất trong lịch sử. Chỉ số giá hàng hóa thực phẩm (FCPI) của Ngân hàng Thế giới trong tháng 3 và tháng 4/2022 đã tăng 15% so với hai tháng trước đó và cao hơn 80% so với hai năm trước.

Tại Hội nghị G20 lần này, đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo số người suy dinh dưỡng toàn cầu sẽ tăng thêm 7,6 triệu người trong năm nay và trở lại mốc 19 triệu người vào năm 2023.

Tuần này, giá dầu đã chững lại và bắt đầu trượt dốc, từ mốc 120 USD/thùng vào đầu tháng 6 xuống dưới 100 USD/thùng.

Tháng 6/2022, lạm phát tiêu dùng ở Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 40 năm lên 9,1%, một chỉ số mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đánh giá tại Hội nghị G20 là "cao không thể chấp nhận được".

Còn Tổng giám đốc IMF nhận định rằng tất cả các dấu hiệu cho thấy lạm phát vẫn chưa được kiềm chế. Bà Georgieva lưu ý, điều tối quan trọng hiện nay là phải kiểm soát lạm phát, nếu không thu nhập sẽ bị xói mòn, ảnh hưởng nặng nề nhất đến những khu vực nghèo nhất trên thế giới.

Nhắc lại bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây, Bộ trưởng tài chính Mỹ cho rằng điều quan trọng là các chính phủ phải thiết lập và duy trì một "cuốn cẩm nang" về các phản ứng chính sách nhằm "giảm thiểu thời gian và mức độ nghiêm trọng của suy thoái" và "giảm thiểu các tác động kinh tế bất lợi đến doanh nghiệp và người dân".

Về phản ứng chính sách của Indonesia, bà Sri Mulyani Indrawati, Bộ trưởng Tài chính nước này chia sẻ tại Hội nghị G20 rằng việc kiểm soát nhu cầu là chìa khóa quan trọng ở thời điểm này bởi các biện pháp nới lỏng tài chính và tiền tệ được thực hiện vào đầu đại dịch Covid-19 đã khôi phục nhu cầu nhưng không phục hồi nguồn cung.

Đơn cử, Indonesia đã nâng trần thâm hụt tài khóa lên 3% trong 3 năm, nhằm kích thích nền kinh tế trước các điều kiện "bất thường" do đại dịch.

"Chúng tôi phải thừa nhận rằng nhu cầu đã được thúc đẩy bởi chính sách tài khóa ngược chu kỳ", Bộ trưởng Tài chính Indonesia nêu. Bà Sri Mulyani Indrawati cho biết thêm: "Hai năm trước, chúng tôi đã cố gắng giải cứu nền kinh tế khỏi sự sụp đổ của cả cung và cầu vì đại dịch". Và kể từ đó sự phục hồi của nhu cầu đã vượt xa nguồn cung.

Giới phân tích: Nhìn từ Fed, tăng lãi suất để chống lạm phát là quyết sách sai lầm
Từ việc Fed mạnh tay tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt lạm phát, giới phân tích cho rằng, đó không phải là giải pháp đúng đắn, bởi nguồn gốc của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư