Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Làn sóng mất việc bùng nổ toàn cầu do Covid-19
 
Người lao động trên toàn cầu không chỉ lo lắng bởi tình hình dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ, mà còn là sinh kế trong thời gian tới khi khủng hoảng kinh tế tới gần. Trước tác động của dịch Covid-19, lượng người mất việc, cũng như số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trên toàn cầu đang tăng vọt.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo, gần 25 triệu người sẽ mất việc nếu dịch bệnh không được kiểm soát. Tình hình sa thải nhân viên tại Mỹ và Australia đang diễn ra ở mức nhanh và mạnh nhất kể từ những năm 1930 tới nay, khi nền kinh tế ngưng trệ trước đại dịch.

Peter Hooper, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu tại Deustche Bank AG cho biết: “Chúng tôi chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ và châu Âu tăng nhanh chóng. Xét về số lượng, đây là diễn biến chưa từng diễn ra kể từ Đại khủng hoảng kinh tế tới nay”.

Việc tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ tạo thêm áp lực với chính phủ và ngân hàng trung ương trong việc hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp, thuyết phục các công ty không sa thải nhân viên cho tới khi dịch bệnh được kiểm soát, đảm bảo an sinh xã hội… Nếu tình hình tiếp tục nghiêm trọng hơn, nhiều khả năng giới chức các quốc gia sẽ phải công bố thêm các chương trình hỗ trợ, bên cạnh những gói nới lỏng đã được thực hiện gần đây.

Các nhà kinh tế tại JPMorgan Chase & Co ước tính, tỷ lệ thất nghiệp tại các nền kinh tế phát triển sẽ tăng thêm 2,7% cho tới giữa năm nay, dù tỷ lệ thất nghiệp khởi đầu năm 2020 ở mức thấp nhất trong 4 thập kỷ qua. Ngay cả khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục, JPMorgan vẫn dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ ở mức 4,6% và tại châu Âu là 8,3% cho tới cuối năm 2021.

Cú sốc đầu tiên đối với thị trường lao động chính là diễn biến tại Mỹ, khi lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại đây đã tăng lên mức 6,65 triệu người trong tuần trước, gấp đôi con số vừa lập kỷ lục tuần trước đó. Chỉ trong 2 tuần, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đạt 9,96 triệu đơn, tương đương tổng số đơn trong hơn 6 tháng đầu tiên khi khủng hoảng kinh tế 2007 – 2009 diễn ra.

Chưa kể, Goldman Sachs Group Inc dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ sớm tăng lên mức 15%.

Tại châu Âu, các báo cáo cho thấy gần 1 triệu người Anh nộp đơn trợ cấp thất nghiệp trong 2 tuần, cao gấp 10 lần bình thường. Theo báo cáo khảo sát của cơ quan thống kê Anh, 27% doanh nghiệp đã tiến hành sa thải nhân viên trong ngắn hạn.

Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp cũng đạt kỷ lục tại Tây Ban Nha, trong bối cảnh quốc gia này đang có tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao bậc nhất trong các nền kinh tế phát triển khi ở khoảng 14%. Tỷ lệ thất nghiệp tại Australia cũng tăng lên mức 12%, mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.

 Lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Tây Ban Nha tăng vọt
Lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Tây Ban Nha tăng vọt
Tại châu Á, tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản giữ ở mức 2,4% trong tháng 2. Tuy chưa có báo cáo tháng 3, nhưng các số liệu mới nhất cho thấy, số lượng các vị trí công việc cần người đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua. Trong khi đó, số lượng các khoản vay khẩn cấp thông qua các chương trình hỗ trợ người mất việc, hoặc bị giảm thu nhập của chính phủ gia tăng nhanh chóng.

Tại Thái Lan, gần 23 triệu người, tương đương 1/3 dân số, đã đăng kỳ nhận tiền hỗ trợ từ chương trình của chính phủ kể từ ngày 28/3 tới nay. Trong khi đó, chương trình hỗ trợ này dự tính chỉ dành cho khoảng 9 triệu người, với mức chi 15.000 bath (455 USD) cho mỗi người trong 3 tháng.

Các thành viên thị trường đang tập trung sự chú ý vào Trung Quốc, khi các hoạt động kinh tế tại đây được khôi phục. Một báo cáo khảo sát tỷ lệ thất nghiệp cho thấy, con số này ở mức kỷ lục 6,2% vào tháng 2/2020, thời điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh còn bị đóng cửa vì dịch bệnh. Theo các nhà kinh tế tại ANZ Banking Group, việc các hoạt động kinh tế bị gián đoạn đã khiến 8 triệu người mất việc.

Covid-19 có là chất xúc tác cho một cuộc khủng hoảng kinh tế
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, kinh tế thế giới đã trải qua 3 chu kỳ khủng hoảng, suy thoái (năm 1987, 1997, 2008) và năm 2020 đang được dự báo...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư