Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 08 tháng 09 năm 2024,
Lãnh đạo VAMC than ít quyền hành để bán nợ
Thùy Liên - 25/04/2014 15:59
 
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư điện tử - tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4/2014 của Ngân hàng nhà nước (NHNN), ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch thường trực VAMC cho biết, VAMC sẽ thí điểm bán nợ đợt 1 với khoảng 1.400 tỷ đồng. Lãnh đạo VAMC cũng “tranh thủ” than phiền dự thảo quy định chỉ cho phép VAMC xử lý khoản nợ dưới 10 tỷ đồng.
TIN LIÊN QUAN
  Lãnh đạo VMAC than ít quyền hành để bán nợ  
  Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch thường trực VAMC  

Ông Nguyễn Quốc Hùng thừa nhận, đến nay,  Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua 45.000 tỷ đồng nợ gốc, nhưng mới phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi nợ 450 tỷ đồng.

Tuy nhiên, VAMC đã tiến hành đánh giá được các khoản nợ xấu để phân loại khoản nào tái cơ cấu, khoản nào để bán, khoản nào thu hồi.

"Chúng tôi đã phân loại được 983 khách hàng với tổng số nợ gốc hơn 37.600. Trong đó, khách hàng được cơ cấu nợ là 145 khách hàng với 14.000 tỷ đồng. Khách hàng khởi kiện thu hồi nợ và phát mại tài sản là 347 khách hàng, với 6.800 tỷ. Chúng tôi cũng sẽ tiến hành bán nợ thí điểm lần thứ nhất với 4 loại khách hàng, tổng số nợ 1.400 tỷ đồng", ông Hùng cho biết.

Lãnh đạo VAMC cũng cho hay, vừa qua, VAMC đã điều chỉnh lãi suất cho 26 khách hàng với hơn 2200 tỷ đồng. Hiện VAMC đang xây dựng danh mục hình thành thị trường thứ cấp để bán nợ xấu. Trước mắt, VAMC đang theo dõi danh mục các tài sản liên quan tới bất động sản, KCN, bệnh viện, nhà chung cư, cao ốc văn phòng tại TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hải Dương… với số tiền khoảng 7.800 tỷ đồng.

Sự chậm trễ trong việc bán nợ của VAMC đang gây ra nhiều quan ngại. Ông Dominic Miller, Kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, thời gian qua, VAMC mua một số lượng lớn nợ xấu, nhưng là “mua về để đấy” và chỉ là hoán đổi nợ xấu sang trái phiếu đặc biệt, chứ chưa thực sự xử lý được nợ xấu. Chuyên gia này khuyến cáo, tốt nhất, VAMC nên tập trung thu hồi tối đa nợ xấu đã mua, thay vì mua tiếp.

Được biết, một trong những vướng mắc của VAMC hiện nay là chưa có hành lang pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi để bán nợ xấu. Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu điện tử - Baodautu.vn về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng cũng "tranh thủ" than phiền về các dự thảo quy định hiện nay.

BIDV bán tiếp 2.000 tỷ đồng nợ xấu, chưa M&A BIDV bán tiếp 2.000 tỷ đồng nợ xấu, chưa M&A
VAMC giảm lãi suất cho một số khoản nợ xấu VAMC giảm lãi suất cho một số khoản nợ xấu
Lo lắng trước núi nợ của VAMC Lo lắng trước núi nợ của VAMC "mua về để đấy"

Cụ thể, theo dự thảo Thông tư hướng dẫn việc bán đấu giá tài sản bảo đảm của VAMC mà Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến, VAMC chỉ được thực hiện việc bán đấu giá đối với tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu do VAMC đã mua của các tổ chức tín dụng nếu không có thỏa thuận của hai bên về xử lý tài sản đảm bảo và tài sản đó có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, quy định trên là không phù hợp vì giá trị nợ xấu mà VAMC cần xử lý rất lớn. "Cần trao quyền cho VAMC xử lý nợ nhanh nhất. Đặc biệt, trong điều kiện VAMC đang xúc tiến bán nợ cho các tổ chức quốc tế như hiện nay lại càng cần thiết. Nếu không tạo điều kiện cho VAMC bán nợ, bán tài sản đảm bảo sẽ làm chậm quá trình xử lý nợ xấu", ông Hùng nói.

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa đã từng cho rằng, nên giao cho VAMC quyền năng cực lớn trong vấn đề bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo. Nếu cơ chế xử lý quá phức tạp sẽ làm Việt Nam làm chậm quá trình xử lý nợ, làm mất cơ hội và tăng chi phí xử lý nợ xấu.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư