
-
VCCI gửi thư tới các đối tác thuyết phục ủng hộ việc hoãn áp dụng thuế đối ứng
-
VCCI và AmCham kêu gọi Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam
-
Doanh nghiệp tại Đồng Nai xoay trục thị trường để ứng phó với rào cản thuế từ Mỹ
-
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ không bị áp thuế nhập khẩu bổ sung 10%
-
Nếu có môi trường thuận lợi, doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới -
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam
Lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất của Viettel đã bước sang năm thứ 9 và trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2011 - 2013, Viettel tập trung nghiên cứu các nền tảng, công nghệ lõi, xây dựng quy trình để định hình các dòng sản phẩm và bước đầu chế tạo thử nghiệm sản phẩm.
Giai đoạn 2, từ năm 2014 - 2016, từ chỗ thuần túy nghiên cứu, Viettel đã có những sản phẩm bán được cho các đơn vị trong nước. Từ năm 2017 đến nay, Viettel thực hiện chuẩn hóa hệ thống quy trình theo quy chuẩn quốc tế, làm chủ công nghệ lõi và bước đầu đưa các sản phẩm ra thị trường thế giới. Cách làm của Viettel là làm chủ toàn bộ các khâu nghiên cứu – thiết kế - chế tạo với quy trình bảo mật tuyệt đối.
Đến nay, trong lĩnh vực công nghệ cao Viettel đã nghiên cứu chế tạo thành công 78 sản phẩm, làm chủ 68 công nghệ lõi với 111 sáng chế. Tổng doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao đến năm 2018 đạt 1,05 tỷ USD.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng (ngoài cùng bên trái) thăm quan triển lãm các sản phẩm công nghệ của Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel. |
Khi thành lập Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel, nhiệm vụ chính của đơn vị mới là tập trung vào hai lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, công nghiệp điện tử viễn thông.
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, khẳng định: mục tiêu đến 2030 Viettel sẽ đứng trong TOP 10 các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin lớn nhất trên thế giới.
![]() |
Ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu tại Lễ ra mắt. |
“Chỉ bằng việc làm chủ công nghệ lõi thì một quốc gia mới có thể trở thành một quốc gia phát triển và tiên tiến. Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel đã, đang và sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc đóng góp vào quá trình hiện đại hóa quân đội, từng bước xây dựng được hạ tầng đồng bộ, hiện đại và nguồn lực mạnh cho phát triển công nghiệp quốc phòng và công nghiệp quốc gia, đưa Việt Nam ra khỏi bẫy thu nhập trung bình và trở thành nước phát triển”, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng khẳng định.
Việc thành lập Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao tiếp tục giai đoạn phát triển thứ tư của Viettel là trở thành Tập đoàn Công nghiệp Công nghệ cao với 3 nền công nghiệp mũi nhọn: công nghiệp quốc phòng, công nghiệp điện tử viễn thông, công nghiệp an ninh mạng, đi đầu trong tiến trình “Make in Vietnam”, đưa các sản phẩm: quốc phòng, lưỡng dụng, công nghệ mạng ra thị trường quốc tế.

-
Nếu có môi trường thuận lợi, doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới -
Động lực tăng trưởng và câu hỏi doanh nghiệp sao khó lớn -
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam -
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ -
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc -
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU -
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4