
-
Mặt bằng lãi suất sẽ còn giảm
-
Sacombank có chia cổ tức trong năm nay?
-
Chuyên gia khuyến nghị về vàng; Thị trường chờ thương vụ tỷ USD mùa ĐHĐCĐ
-
Những hình ảnh, tư liệu quý của ngành ngân hàng ra mắt người dân TP.HCM
-
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO -
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
TIN LIÊN QUAN | |
Cho vay tiêu dùng: Bánh ngon, nhưng dễ nghẹn | |
Ba tuyến phòng thủ trong quản trị rủi ro ngân hàng | |
Ngân hàng đau đầu với việc trích lập dự phòng |
Thi nhau xin nới trần
Trong công văn gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây, Ngân hàng SHB cho biết, ngân hàng này đang tham gia tài trợ vốn cho nhiều dự án trọng điểm quốc gia, như Dự án Mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Khánh Hòa, Dự án Mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế…
![]() | ||
Một số ngân hàng đang “đánh tiếng” mong được nới tỷ lệ lấy vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn (30%) |
Theo quy định hiện nay, dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của một ngân hàng thương mại, trong khi các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thường cần nguồn vốn rất lớn. Do vậy, SHB đề nghị, đối với các dự án trọng điểm quốc gia đã được phê duyệt, Chính phủ, NHNN và các bộ, ban, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để các ngân hàng có thể cho vay vượt 15% vốn tự có.
Đề nghị cho vay vượt trần đối với một khách hàng không có gì mới. Từ đầu năm đến nay, hàng loạt ngân hàng, như VietinBank, Vietcombank, Eximbank, SHB… đã được Chính phủ chấp thuận cho vay vượt trần cho phép.
Việc các ngân hàng mong muốn mở rộng cho vay trung, dài hạn là dễ hiểu, bởi hiện nay, cho vay ngắn hạn rất khó, trong khi nhu cầu vay vốn trung, dài hạn lại rất lớn, nhất là các dự án hạ tầng giao thông, bất động sản…
“Hiện nay, ngân hàng chủ yếu tăng tín dụng bằng cho vay các dự án giao thông, cho vay khách hàng cá nhân mua nhà… Điều khó nhất là các khoản vay này hầu hết là dài hạn (10 - 20 năm), trong khi vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn”, Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cho hay.
Theo NHNN, tính đến hết tháng 9/2014, tín dụng toàn hệ thống chỉ tăng 7,26%, trong khi tín dụng bất động sản tăng tới 12%. Vốn đổ vào giao thông cũng tăng rất mạnh và đã lên tới trên 400.000 tỷ đồng tính đến thời điểm này.
Rủi ro cao khi lấy vốn ngắn cho vay dài
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc Ngân hàng BIDV khẳng định, BIDV tính rất kỹ rủi ro khi lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.
“Rủi ro là vấn đề chúng tôi đã tính đến. Theo quy định của NHNN, các ngân hàng được phép lấy 30% vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn và chúng tôi chưa chạm mức trần này. Ngoài quy định của NHNN, chúng tôi cũng đưa ra quy định quản trị rủi ro nội bộ, theo đó, tổng vốn vay trung, dài hạn của Ngân hàng không quá 44,5%, hiện tỷ lệ cho vay trung, dài hạn của BIDV là 44%”, ông Tú khẳng định với phóng viên Báo Đầu tư. Theo thông tin của Báo Đầu tư điện tử - Bao, hiện nay, tính chung cả hệ thống, tỷ lệ cho vay trung, dài chiếm khoảng 50% tổng vốn huy động. Tỷ lệ sử vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn của nhiều ngân hàng đã kịch trần (30%). Do đó, một số ngân hàng đã bắt đầu “đánh tiếng”, mong được NHNN nới tỷ lệ trần này.
TS. Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Á khuyến cáo, các ngân hàng khi tăng cho vay vốn trung, dài hạn cần chú ý 3 vấn đề: phải tăng cường huy động vốn dài hạn; sử dụng tối đa tỷ lệ vốn ngắn hạn 30% mà NHNN cho phép; với những dự án lớn, nên phát hành trái phiếu để huy động vốn.
“Không nên lạm dụng việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, không nên cố lách để vượt trần hạn mức cho phép. Lý do là, hiện nay, thanh khoản ngân hàng đang thừa, nên ngân hàng còn “cựa quậy” được, nhưng nếu kinh tế diễn biến bất thường hoặc ngân hàng có gặp sự cố, thì nguy cơ mất thanh khoản sẽ xảy ra”, TS. Cao Sĩ Kiêm nói.
Đồng tình với ý kiến này, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, lãi suất huy động hiện nay đang rất thấp, nên khi kênh đầu tư khác ấm hơn, dòng tiền có thể chảy ra khỏi ngân hàng, khi đó thanh khoản của những ngân hàng cho vay trung, dài hạn nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Bởi vậy, tuy nhu cầu vốn vay trung, dài hạn của khách hàng tăng lên, song các ngân hàng phải thận trọng.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng khẳng định, hiện có nhiều ngân hàng huy động tới 90% vốn ngắn hạn. “Các ngân hàng nghĩ nguồn vốn sẽ luôn quay vòng, người gửi tiền hết kỳ hạn 3 - 6 tháng lại quay về gửi tiếp. Song nếu khi sự cố xảy ra, tiền mới không đổ vào ngân hàng nữa, thì tín dụng trung, dài hạn sẽ gây nguy hiểm cho thanh khoản của ngân hàng”, TS. Hiếu phân tích.
Thùy Liên
-
Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt -
Chuyên gia khuyến nghị về vàng; Thị trường chờ thương vụ tỷ USD mùa ĐHĐCĐ -
Những hình ảnh, tư liệu quý của ngành ngân hàng ra mắt người dân TP.HCM -
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO -
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn -
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68% -
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển