Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Lễ rước kiệu Vua, Chúa độc đáo tại hội đền Sái
Hữu Nghị - 02/03/2015 11:56
 
Theo các cụ cao tuổi, đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) có từ thời nhà Thục cách đây hơn 2.000 năm. Lễ rước kiệu Vua, kiệu Chúa đền Sái hàng năm thu hút hàng nghìn du khách thập phương bởi sự độc đáo ít lễ hội nào có được.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Mãn nhãn cảnh đẹp kì thú suối Cá thần Cẩm Lương
Thanh Hóa: Tưng bừng khai hội đền Nưa – Am Tiên năm 2015
Tổ chức Động vật châu Á sẽ làm gì khi làng Ném Thượng vẫn… chém lợn?
Lễ hội khai ấn Đền Trần phát ấn cho du khách trong 6 ngày
Vã mồ hôi ở phiên chợ Viềng đầu xuân Ất Mùi

Ngày 1/3 (tức ngày 11 tháng Giêng), tại làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội diễn ra lễ hội đền Sái với sự tham gia của đông đảo dân làng và du khách thập phương.

Theo các cụ cao tuổi, đền Sái có từ thời nhà Thục cách đây hơn 2.000 năm. Đây là ngôi đền có quan hệ mật thiết với thành Cổ Loa và đền Quán Thánh. Đền Sái được xây dựng do vua Thục thầm cảm ơn công đức của Huyền Thiên Trấn Vũ - người đã giáng lâm trừ ma diệt tà giúp nhân dân phía Bắc tránh được tai họa, lại có thể yên tâm làm ăn - nên đã xây đền thờ và đặt tên là Kim Thuyết Cung.
Cụ ông Lê Duy Bút 69 tuổi được người dân cùng các cụ trong làng lựa chọn vào vai Chúa.
Vai Vua giả được dân làng giao cho cụ Ngô Vĩnh Ấp. Để được dân làng lựa chon, các cụ đều phải đạt tiêu chí do làng đề ra như: không vướng tang gia, gia đình nề nếp, đầy đủ vợ chồng, con cái đủ trai lẫn gái.
Người dân thôn Thuỵ Lôi lại họp bầu chọn người ngự ghế Vua, Chúa trò (còn gọi là Thanh Giang Sứ) và bốn vị quan: Quan Thự Vệ, quan Tán Lý, quan Đề Lĩnh, quan Trấn Thủ.
Chúa diễn lại tích xưa chém ma gà để hoàn tất xây thành Cổ Loa.
Đúng 13h, lễ rước kiệu Chúa và Vua cùng các quan xuất từ đền Huyền Thiên Trấn Vũ về đình làng thôn Thụy lôi. 
Theo truyền thuyết, hằng năm cứ đến tiết xuân vua Thục lại đại hội quan quân về bái yết. Sau nhà vua thấy đại giá đi lại làm hao phí của dân nên vua giao lại cho dân làng thay mặt mình thực hành nghi vệ Thiên tử. Từ đó dân làng mới có tục rước vua, chúa vào dịp lễ hội đền Sái vào ngày 11 tháng Giêng hàng năm.
Kiệu Vua và kiệu Chúa do hàng chục trai làng khỏe mạnh đảm nhiệm việc rước, cứ đi được một đoạn kiệu chúa được tung hô rồi chạy rầm rập trong không khí sôi động.
Các quan được rước bằng võng, chỉ có vua và chúa được rước bằng kiệu sơn son thếp vàng.
Lễ rước vua giả của lễ hội đền Sái thu hút rất đông khách thập phương về tham dự bởi sự độc đáo mà ít lễ hội nào có được.
 
Khai hội Chùa Hương: "Cò" đeo bám, chủ đò vòi tiền, hàng quán chặt chém khách

() Sáng nay (24/2), tức 6/1 âm lịch, Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội, thu hút hàng vạn khách tham dự.

Tưng bừng lễ hội rước Pháo làng Đồng Kỵ

() Ngày 22/2 (tức mùng 4 Tết Ất Mùi) tại phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) tưng bừng diễn ra lễ rước Pháo Đồng Kỵ thu hút hàng nghìn người tham gia. Đây là một trong những lễ hội được tổ chức sớm nhất trong năm và có nhiều nét văn hoá đặc sắc nên nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham quan.

Lễ Khai ấn Đền Trần năm nay có gì mới?

() UBND tỉnh Nam Định cho biết, theo Kế hoạch, thời gian tổ chức lễ hội Khai ấn Đền Trần năm Ất Mùi 2015 sẽ diễn ra trong 6 ngày, từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng, tức từ ngày 1/3 đến ngày 6/3/2015.

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư