-
Khuyến khích doanh nghiệp Singapore tăng đầu tư vào Việt Nam -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm công du Hoa Kỳ, Cuba -
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới -
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự khoá XIV -
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phát biểu tại hội trường. |
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam thì cao lên trong khi tuổi thọ của nhiều đạo luật lại được “trẻ hóa”, chương trình được điều chỉnh liên tục không tránh khỏi lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại trong phiên thảo luận sáng 23/5 của Quốc hội.
Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 là nội dung của phiên thảo luận này.
Điều chỉnh quá nhiều, tài liệu nhiều dự án gửi chậm là nhận xét chung của nhiều vị đại biểu.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) chỉ ra rằng, năm 2023, Quốc hội đã quyết định sẽ xem xét 15 dự án, gồm thông qua 12 dự án luật, 1 nghị quyết và cho ý kiến vào 2 dự án luật. Nhưng đến nay, các cơ quan lại trình Quốc hội bổ sung 16 dự án, dự thảo vào Chương trình năm 2023. Như vậy, số lượng dự án được đề nghị bổ sung cao hơn số dự án đã được Quốc hội quyết định.
Việc thường xuyên điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, theo nhận xét của đại biểu Lê Thành Vân (Cà Mau) thể hiện tư duy lập pháp, tư duy chính sách thiếu nhất quán, tầm nhìn chưa xa.
Ông Vân so sánh “việc điều chỉnh thường xuyên không khác gì người lái ô tô cứ thỉnh thoảng lại đỗ lại để sửa xe ô tô, như thế làm sao đi được thông suốt. Và việc thay đổi thường xuyên chương trình xây dựng, luật pháp lệnh hàng năm chứa đựng tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. Đó là sự chín muồi ở trong các kiến nghị lập pháp không bảo đảm và không tránh khỏi lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ”.
Hạn chế tiếp theo được ông Vân chỉ ra là chất lượng các đạo luật chưa cao, phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn. Nhưng nghị định cũng không cụ thể, thông tư cũng không cụ thể và cuối cùng là người áp dụng pháp luật dễ dẫn đến tùy tiện và hậu quả của nó là làm khổ người dân, làm khổ doanh nghiệp.
Hạn chế thứ ba, đó là kỷ cương lập pháp chưa nghiêm, trách nhiệm của người đứng đầu chưa xác định rõ, đặc biệt là quá trình xây dựng chương trình luật, pháp lệnh còn "cài cắm" lợi ích, ông Vân khái quát.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nhìn nhận “câu chuyện làm luật của chúng ta vẫn có vấn đề gì đó còn cập rập, vội vàng và thiếu chắc chắn. Cùng với đó, "tuổi thọ" của các dự án luật ngày càng được trẻ hóa, một số dự án luật mới ban hành 2 đến 3 năm lại đem ra để sửa đổi, bổ sung. Đó là những vấn đề biết rồi, khổ lắm, nói mãi mà chưa có liệu pháp chữa trị một cách dứt khoát”.
Cho rằng căn bệnh này ngày càng trầm kha, ông Thắng nhấn mạnh đây là vấn đề mà đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm và yêu cầu phải được mổ xẻ và có giải pháp khắc phục dứt khoát, căn cơ, không né tránh, không nể nang.
Tình trạng điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đặc biệt là gửi trình hồ sơ dự án chậm so với quy định, các cơ quan Quốc hội thường gọi là tình trạng "bắc nước chờ gạo" đã trở thành căn bệnh kinh niên, chưa có thuốc chữa, đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) nói.
Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hoà) đặt câu hỏi, Quốc hội đã thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất trong công tác lập hiến, lập pháp chưa?
Tại sao Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong công tác lập hiến, lập pháp mà vẫn có tình trạng luật ban hành rồi phải có các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật hướng dẫn thì mới thực hiện được? Tại sao tuổi thọ của nhiều đạo luật chỉ có trên dưới 10 năm, như đại biểu Thắng đã nêu, ông Thịnh nêu vấn đề.
Theo ông Thịnh thì cách làm luật hiện nay không tránh khỏi việc Quốc hội vẫn phải chạy theo và bị động, dẫn đến dự thảo luật bao giờ cũng có nhiều điều luật có lợi cho cơ quan chủ trì thẩm tra.
Ông Thịnh cho rằng không cơ quan nào khi xây dựng dự thảo luật là không tính đến đầy đủ lợi ích của cơ quan mình, sau đó mới tính đến các yếu tố khác. Do đó, mới có tình trạng nhiều đạo luật luôn dễ và thuận lợi cho cơ quan nhà nước và vẫn có những nội dung khó cho người dân và doanh nghiệp. Tình trạng này đã diễn ra trong nhiều đạo luật và nhiều năm, ông Thịnh nhận xét.
Từ phân tích trên, ông Thịnh đề nghị Quốc hội nên tính lại và bàn thêm là có nên tiếp tục giao cho cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực nào thì chủ trì soạn thảo dự thảo luật lĩnh vực đó hay là giao cho các tổ chức, cá nhân khác và cơ quan quản lý nhà nước chỉ là một thành phần tham gia, không phải là cơ quan quan trọng nhất.
Có thể mời cả những đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật tham gia vào ban soạn thảo để có tiếng nói khách quan, phản biện nhiều chiều và Quốc hội mới là người lắng nghe và quyết định cuối cùng, ông Thịnh đề nghị.
Để hạn chế lợi ích nhóm, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) đề nghị các bộ, ngành không nên giao nhiệm vụ soạn thảo dự án luật cho các vụ quản lý chuyên ngành. Bởi nếu các vụ cùng một lúc được cấp giấy phép hay quản lý chuyên ngành, trực tiếp xây dựng các văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực đó thì rất dễ có trường hợp sẽ tìm cách tạo thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn về cho các cơ quan khác hoặc cho người dân và doanh nghiệp.
Đề nghị tăng cường bộ phận pháp chế, các viện nghiên cứu của các bộ, ngành tham gia soạn thảo, các vụ chuyên ngành không phải trực tiếp là người chấp bút soạn thảo văn bản. Như vậy, sẽ đảm bảo tính trung lập hơn, kết quả sẽ tốt hơn, ông Lộc góp ý.
-
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập -
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược -
Chính phủ ra Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3 -
Dồn lực khôi phục sản xuất - kinh doanh, nhắm mốc GDP tăng 7% -
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- SLP Việt Nam chung tay hỗ trợ người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau siêu bão Yagi
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi