
-
“Rạng rỡ Hải Phòng” - Cầu truyền hình đặc biệt chào mừng thành phố hợp nhất
-
Hưng Yên: Đặc sắc Lễ hội văn hóa ẩm thực Vũ Thư 2025
-
Hội Nông dân Hà Nội sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền hai cấp từ 1/7
-
Từ năm học 2025 - 2026: Tất cả trẻ em, học sinh trường công lập, dân lập được miễn, hỗ trợ học phí
-
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch -
Hà Nội công bố giá vé liên thông xe buýt, tàu metro
![]() |
Dù chịu nhiều áp lực, song khi được hỏi hầu hết các y, bác sĩ đều cho rằng, với họ việc cứu sống bệnh nhân quan trọng hơn tất cả. |
Áp lực triền miên
Có thể nói, chưa bao giờ, lực lượng y tế phải chịu áp lực lớn như giai đoạn Covid-19 bùng phát dữ dội tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam.
Tại Bình Dương, Bệnh viện dã chiến Thới Hòa là cơ sở điều trị số lượng bệnh nhân Covid-19 (tầng 2) lớn nhất. Ban đầu, quy mô của cơ sở là 5.300 giường bệnh, do lượng bệnh nhân quá lớn, nên phải mở rộng thêm. Hiện Bệnh viện đang điều trị cho trên 12.000 bệnh nhân Covid-19, nhưng chỉ có khoảng 100 bác sĩ, tính cả điều dưỡng, thì có khoảng 300 người. Trung bình mỗi người phải chăm sóc 400 bệnh nhân.
Còn tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM, theo chia sẻ của bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Phó giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19, mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận thêm khoảng 50 ca bệnh và đều là những ca nguy kịch. “Quá tải bệnh nhân, nên bác sĩ kiêm thêm cả việc của điều dưỡng, điều dưỡng phải làm cả công việc hộ lý, anh em tạo thành vòng tròn trợ giúp nhau”, bác sĩ Linh chia sẻ.


- Bác sĩ Phan Thảo Nguyên, Phó giám đốc Bệnh viện E
Đang tham gia hỗ trợ điều trị tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 - Bệnh viện Dã chiến số 16, bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, trong tình cảnh thiếu nhân lực, trang thiết bị, nhưng số ca bệnh nặng ngày càng nhiều, không ít nhân viên y tế phải thức suốt đêm để bóp bóng cho bệnh nhân thở. Họ nỗ lực cứu chữa với hy vọng bệnh nhân chiến thắng bệnh tật, trở về với gia đình.
Trước những áp lực của đội ngũ blouse trắng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng đã lên tiếng. Theo Thứ trưởng, mỗi bác sĩ, điều dưỡng hằng ngày phải chăm sóc và quản lý 140 - 150 F0. Số lượng người bệnh quá lớn khiến chất lượng điều trị và chăm sóc giảm sút. Mỗi tua làm việc của bác sĩ và điều dưỡng từ 8 - 10 tiếng/ngày trong điều kiện mặc đồ bảo hộ liên tục có thể gây mất nước, điện giải. Lực lượng chốt chặn kiểm tra nghiêm khắc với lực lượng y tế mỗi khi ra ngoài mua thêm đồ ăn, thức uống, tạo cảm giác không thoải mái, ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên y tế…
Bác sĩ cũng cần “trợ giúp”
Bác sĩ Bùi Đức An Vinh (Bệnh viện Trung ương Huế) chia sẻ, bác sĩ cũng là con người, nên khi phải đối mặt với số ca tử vong lớn trong những ngày qua, họ không tránh khỏi tổn thương. Họ cũng cần thời gian, cần các biện pháp để chữa lành, để phục hồi.
Theo các chuyên gia, dù Việt Nam chưa có nghiên cứu chính thức về mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế, nhưng có thể thấy, số lượng nhân viên y tế gặp phải các vấn đề như trầm cảm, lo âu, stress không hề nhỏ.
Một trong những rối loạn thường gặp nhất đối với nhân viên y tế trong mùa dịch bệnh chính là stress. Không chỉ stress đối với cơ thể như khi phải chịu nóng trong bộ đồ bảo hộ, nhiều công việc cần giải quyết, không có thời gian nghỉ ngơi dẫn tới kiệt sức, mất ngủ, đau đầu, mất tập trung, giảm trí nhớ, đội ngũ y tế còn stress tinh thần như phải làm việc trong môi trường dễ lây nhiễm, áp lực từ người bệnh cần được điều trị, quá tải công việc, chứng kiến nhiều bệnh nhân tử vong, nỗi nhớ gia đình, người thân…
Thực tế cho thấy, đã có nhân viên y tế stress đến mức phải đi điều trị. Do vậy, bản thân các y, bác sĩ cũng rất cần sự quan tâm, động viên từ phía người thân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng và cả các cơ quan quản lý trong việc thực thi chính sách.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho rằng, điều cần nhất với y, bác sĩ hiện nay là giảm tải, bởi sức người có hạn, nên việc phải làm việc triền miên trong môi trường áp lực sẽ khiến nhiều người kiệt sức. Ngoài ra, nhân viên y tế cần được bảo vệ bởi những trang thiết bị y tế đạt chuẩn, tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh do dùng phải sản phẩm kém chất lượng; được chăm sóc về bữa ăn, chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý…
Để bù đắp phần nào khó khăn và động viên các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, Bộ Y tế đã trình Chính phủ xem xét và thông qua các cơ chế, chính sách trong phòng chống Covid-19.
Theo đề xuất của Bộ Y tế, sẽ có chế độ phụ cấp cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch nói chung; phụ cấp đặc thù chuyên môn cùng chế độ ăn và sinh hoạt đối với lực lượng y tế. Ngoài ra, Bộ Y tế còn đề xuất hỗ trợ hàng tháng cho lực lượng cán bộ y tế cơ sở và y tế dự phòng.
-
Từ năm học 2025 - 2026: Tất cả trẻ em, học sinh trường công lập, dân lập được miễn, hỗ trợ học phí -
Herbalife cùng các cổ động viên đồng hành, tiếp lửa cho những cô gái vàng của bóng đá Việt Nam -
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch -
Hà Nội công bố giá vé liên thông xe buýt, tàu metro -
Trải nghiệm hè rực rỡ với kỳ nghỉ “staycation” tại Hà Nội Daewoo -
Khắc họa Việt Nam thời kỳ đổi mới qua ảnh báo chí -
TP.HCM: Các phường, xã đã sẵn sàng, chủ động thực hiện hiệu quả chính quyền địa phương hai cấp
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách