-
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực -
Công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp -
Mức thưởng Tết Ất Tỵ 2025 cao nhất là hơn 1,9 tỷ đồng -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 -
Hà Nội siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả công vụ -
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh cá nhân nợ thuế: Vì sao chọn ngưỡng 50 triệu đồng?
Nếu bỏ ngay sổ hộ khẩu, sẽ gây phiền phức cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự khác. |
Đủ điều kiện, sổ hộ khẩu giấy sẽ tự chấm dứt vai trò
Cùng với 4 đạo luật khác, Luật Cư trú (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua vào cuối tuần qua. Đây là đạo luật tác động đến tất cả các gia đình khi chuyển đổi phương thức quản lý cư trú từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sang số định danh cá nhân.
Ngay từ khi trình dự án luật ở kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Chính phủ luôn khẳng định, việc quản lý cư trú bằng số hóa, có kết nối thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú trên cả nước thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và số định danh cá nhân hoàn toàn có thể thực hiện từ ngày 1/7/2021.
Nhưng cũng từ lúc đó, không ít băn khoăn, lo ngại được đại biểu bày tỏ khi có gần 30 thủ tục hành chính ở cấp bộ đang có yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và các giấy tờ chứng minh nơi cư trú. Trong khi đó, một số điều kiện kỹ thuật bảo đảm việc kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành với cơ quan, bộ, ngành, địa phương vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và cần một số năm nữa mới có thể hoàn thành.
Do đó, nếu bỏ ngay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì sẽ gây xáo trộn lớn đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, gây khó khăn, phiền phức cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự khác có đòi hỏi chứng minh thông tin về nơi cư trú.
Qua hai kỳ họp của Quốc hội, chưa bao giờ lo lắng trên vơi bớt, mặc dù lần giải trình nào, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (Trưởng ban Ban soạn thảo dự án luật) cũng quả quyết, hoàn toàn có thể bỏ hộ khẩu giấy cùng thời điểm Luật có hiệu lực (ngày 1/7/2021).
Do ý kiến còn khác nhau, nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu thăm dò ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội. Kết quả, có 266/402 đại biểu có hồi âm đồng ý với phương án 1 là cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022. Có 135/402 vị đại biểu Quốc hội đồng ý với phương án quy định sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không có giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, khoản 3, Điều 38, của Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua đã quy định theo hướng cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú nhằm tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, thêm phiền phức cho người dân, tạo áp lực lớn cho các cơ quan quản lý, đăng ký cư trú tại thời điểm Luật mới có hiệu lực thi hành.
Quy định này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, không làm ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành của Luật Cư trú và việc triển khai thực hiện các quy định của Luật ngay từ thời điểm ngày 1/7/2021. Khi các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú hoàn thành việc xây dựng, vận hành thông suốt và các cơ quan, tổ chức, địa phương đã thực hiện tốt việc kết nối, liên thông để bảo đảm chỉ cần sử dụng số định danh cá nhân là có thể xác định được thông tin nhân thân, thông tin về nơi cư trú của công dân, thì sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ tự chấm dứt vai trò ngay cả khi chưa đến thời hạn 31/12/2022.
Giữ điều kiện về diện tích nhà ở
Điểm mới khác của lần sửa đổi này là đã bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương như trong luật hiện hành. Bởi việc đặt ra các điều kiện này sẽ làm hạn chế quyền tự do cư trú của công dân, tác động đến quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận công dân đang sinh sống, làm việc tại các thành phố lớn, mà không đủ điều kiện đăng ký thường trú.
Đây là vấn đề gây tranh cãi suốt các phiên thảo luận. Kết quả xin ý kiến bằng phiếu có 207/399 vị đại biểu Quốc hội có hồi âm đề nghị không bổ sung biện pháp cưỡng chế nói trên. 190/399 vị đại biểu tán thành phương án quy định bổ sung nội dung này.
Dự thảo luật trình Quốc hội thông qua để cả 2 phương án.
Luật Cư trú (sửa đổi) quy định: công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. Theo đó, khoản 3, khoản 4, Điều 19, Luật Thủ đô quy định về điều kiện đăng ký thường trú ở Thủ đô đã được bãi bỏ.
Một vấn đề cũng còn ý kiến nhiều chiều suốt quá trình thảo luận là điều kiện đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ. Thống nhất là cần quy định điều kiện, song các ý kiến còn khác nhau về việc xác định điều kiện này là diện tích nhà ở bình quân hay là thời gian tạm trú trên địa bàn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu thăm dò ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Kết quả lấy ý kiến cho thấy, có 235/402 vị đại biểu Quốc hội có hồi âm đồng ý với phương án 1, quy định điều kiện đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ là phải bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng không thấp hơn 8 m2 sàn/người.
Có 153/402 đại biểu Quốc hội đồng ý với phương án 2, quy định điều kiện đăng ký thường trú là đã đăng ký tạm trú trong cùng phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 1 năm trở lên. Chỉ có 19 đại biểu có ý kiến khác. Do đó, dự thảo luật trình Quốc hội thông qua đã tiếp thu theo ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội.
Lần sửa đổi này, điều kiện đăng ký tạm trú cũng thoáng hơn, theo hướng không quy định điều kiện riêng với người đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ.
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 -
Hà Nội siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả công vụ -
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7 -
Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị -
Phấn đấu nâng đóng góp của khu vực doanh nghiệp tư nhân đạt 65 - 70% GDP -
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh cá nhân nợ thuế: Vì sao chọn ngưỡng 50 triệu đồng? -
Dự thảo Nghị quyết số 01 năm 2025 có gì mới?
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên