
-
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
-
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE
-
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng -
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam vừa công bố báo cáo cập nhật về tình hình kinh doanh quý IV và cả năm 2023 của các doanh nghiệp niêm yết.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế quý cuối năm của các công ty đang giao dịch trên Sàn chứng khoán TP.HCM tăng 4% so với quý trước và 28% so với cùng kỳ năm trước. Ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ trong giai đoạn cuối năm, nhưng luỹ kế cả năm, lợi nhuận sau thuế ước tính giảm 3,2% so với năm trước.
Nhóm phân tích Mirae Asset Việt Nam cho rằng, lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành vận tải tiếp tục trong quá trình hồi phục với mức tăng trưởng lợi nhuận lên đến 125% do mức nền thấp của năm trước. Dầu khí là ngành có mức tăng lợi nhuận cao thứ hai với 93%, tiếp đến là các nhóm ngành như dịch vụ tài chính, phần mềm và dịch vụ, bảo hiểm, xây dựng, ngân hàng, dược phẩm.
Ở chiều ngược lại, lợi nhuận của doanh nghiệp bán lẻ giảm sâu đến 93%, nối dài chuỗi tăng trưởng âm năm thứ hai liên tiếp. Các doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu, tiện ích, bất động sản, may mặc cũng ghi nhận lợi nhuận thụt lùi so với năm trước.
![]() |
Ước tính tăng trưởng lợi nhuận theo ngành được thực hiện bởi Mirae Asset. |
Theo Mirae Asset Việt Nam, mức tăng trưởng lợi nhuận 2024 được kỳ vọng ở mức cao, nhưng bức tranh sẽ rõ nét hơn khi các công ty thông qua kế hoạch kinh doanh tại đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới. “Chúng tôi cho rằng, P/E của VN-Index vẫn đang trong quá trình tăng trở lại mức trung bình lịch sử (từ mức 15x hiện tại lên mức trung bình 16x), với khả năng cải thiện lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp”, báo cáo của Mirae Asset viết.
Trong báo cáo chiến lược trước đó, nhóm phân tích này cho rằng, nhờ lãi suất cho vay giảm và các chính sách hỗ trợ, hoạt động đầu tư, sản xuất và tiêu dùng sẽ phục hồi hơn nữa. Nhờ đó, tăng trưởng EPS EPS ở hầu hết các ngành dự kiến tăng trong năm nay.Tuy nhiên, điểm cần lưu ý là EPS từ hoạt động kinh doanh liên tục của các công ty niêm yết đã thấp hơn đáng kể so với mức EPS tổng thể kể từ khi xảy ra đại dịch. Điều này cho thấy các công ty trở nên dễ bị tác động nặng nề hơn so với trước thời điểm xảy ra dịch trước những cơn gió ngược toàn cầu hay có bất kỳ thay đổi nào mang tính trọng yếu.
Chuyên gia của Mirae Asset cho rằng, cần theo dõi thêm những yếu tố mang tính rủi ro như sự không chắc chắn về thời gian và quy mô cắt giảm lãi suất của Fed trong năm 2024; tác động của lãi suất toàn cầu cao đối với việc đảo nợ, hoạt động kinh doanh, tiêu dùng; hậu quả ngày càng lan rộng từ khủng hoảng bất động sản Trung Quốc cũng như rủi ro địa chính trị.
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng -
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng -
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ -
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG -
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua?
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân