
-
Hoàn tất đàm phán Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0
-
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa
-
Hải Dương thúc đẩy phát triển song song với sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính
-
Hải quan khu vực III và Hateco Hải Phòng chung tay tạo thuận lợi thương mại
-
VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025” -
Quốc hội quyết định rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
“Về cơ bản, Luật Đấu thầu sửa đổi đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong quản lý hoạt động đấu thầu”, ông Nguyễn Hữu Quang, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội bình luận.
![]() | ||
Ông Nguyễn Hữu Quang, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội |
Tại Kỳ họp Quốc hội thứ 5, cho ý kiến vào Dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi, ông đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh, nhưng Luật Đấu thầu vẫn giữ nguyên như Dự thảo, thưa ông?
Phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua mới chỉ đề cập việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trong đầu tư công, mua sắm công của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị -xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Tôi cho rằng, nếu phạm vi điều chỉnh được mở rộng hơn nữa thì tốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc quy định dự án đầu tư phát triển của các tổ chức sử dụng vốn nhà nước, vốn của DNNN từ 30% trở lên hoặc dưới 30%, nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư vẫn phải áp dụng Luật Đấu thầu là phù hợp với thực tế.
Ông cũng đã từng đề xuất, Luật Đấu thầu không chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư phát triển của DNNN, mà còn phải điều chỉnh cả với hoạt động mua sắm nguyên liệu, vật liệu, vật tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNNN?
Quản lý dự án đầu tư đối với DNNN không phải là chỉ quản lý lúc đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc, trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mà phải quản lý toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất của dự án. Trong quá trình này, doanh nghiệp phải mua sắm nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư, dịch vụ phục vụ việc hoạt động liên tục, nên tôi đã từng đề xuất cần phải đưa cả phạm vi mua sắm nguyên liệu, vật liệu của DNNN trong quá trình hoạt động để tránh trường hợp hội đồng quản trị, ban giám đốc mua sắm nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư, dịch vụ cao hơn giá thị trường, thậm chí tham ô, trục lợi làm thất thoát tài sản nhà nước, giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nếu điều chỉnh cả hoạt động này thì quá rộng, vì vậy, chỉ nên khuyến khích DNNN áp dụng Luật Đấu thầu đối với hoạt động này hoặc ban hành quy định riêng về lựa chọn nhà thầu khi mua sắm nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư, dịch vụ là phù hợp với thực tiễn.
Khuyến khích có nghĩa là không bắt buộc, thưa ông. Quy định này sẽ tạo kẽ hở để hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc DNNN trục lợi trong mua sắm?
Vì vậy, cần phải sớm ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Hơn nữa, để chống tham ô, tham nhũng, thất thoát, lãng phí, thì phải áp dụng đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật Phòng chống tham nhũng; Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Nghị định 62/2013/NĐ-CP về Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước…
Nhưng các văn bản quy phạm pháp luật kể trên chỉ áp dụng đối với DNNN, còn đối với công ty đại chúng, công ty cổ phần, nếu không có chế tài điều chỉnh hành vi đấu thầu, thì hoạt động trục lợi cá nhân chắc chắn xảy ra, Nhà nước không thể bảo vệ được cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ?
Nhiều đại biểu Quốc hội cũng rất băn khoăn về vấn đề này trước khi bấm nút thông qua Luật Đấu thầu sửa đổi. Vì thế, trong lần sửa đổi sau, có lẽ hoạt động đấu thầu của công ty cổ phần, công ty đại chúng cũng nên đưa vào phạm vi điều chỉnh.
Như vậy, Nhà nước có can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất - kinh doanh không, thưa ông?
Các văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta nhìn chung là thông thoáng, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng cũng cần phải có chế tài để bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ cổ đông, khuyến khích phát triển bền vững.
Mạnh Bôn

-
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa
-
Hải Dương thúc đẩy phát triển song song với sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính
-
Chủ tịch Quốc hội: Ủng hộ thông qua sớm chính sách đặc thù cho nhà ở xã hội
-
Triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp
-
Hải quan khu vực III và Hateco Hải Phòng chung tay tạo thuận lợi thương mại -
VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025” -
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sắp thăm Việt Nam -
Quốc hội quyết định rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV -
Đợt cao điểm chống hàng giả ở Hải Dương: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm -
Hải quan Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hải quan thế giới nâng cao năng lực chống gian lận xuất xứ -
Trưởng công an xã có thể được khởi tố, điều tra vụ án có khung hình phạt đến 7 năm tù
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao