-
Ông Văng Viên Thông, sáng lập thương hiệu thời trang từ vật liệu tái chế Repeet: Chọn lối hẹp để đi đường dài -
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng Lê Hoàng Khánh Nhựt: Lửa luôn cháy trên hành trình chinh phục mọi nẻo đường -
Ông Nguyễn Chánh Trung, CEO Công ty TNHH Gạo Hưng Việt: “Chinh phục được nông dân là có lãi rồi” -
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT IPPG: Nhà tư bản có trái tim nhiệt huyết -
Bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Kim Oanh: Thay đổi để đột phá và phát triển bền vững
Luật sư Nguyễn Thành Nam |
Đặt mình vào vị trí khách hàng
Không nhớ chính xác đã tư vấn thành công bao nhiêu thương vụ trong hơn 15 năm hành nghề, nhưng khi nhắc về thương vụ ấn tượng nhất, ông Nguyễn Thành Nam, Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Nam Thiên SSAC cho biết, ngoài vai trò luật sư, ông cũng là Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Môi trường và Xây dựng, nên ông luôn ấn tượng về các thương vụ liên quan môi trường, phát triển xanh và bền vững.
Đó cũng là lý do mà ông có nhiều ưu tư về các vấn đề pháp lý liên quan môi trường. Do vậy, các thương vụ này không những đi vào chiều sâu, mà còn mở rộng tinh thần của quy định, chứ không đơn giản là áp dụng quy định. Dự án nhà máy tái chế nhựa lớn nhất khu vực tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mà ông đã gỡ rối thành công vào năm 2024 là minh chứng cho điều đó.
Luật sư Nguyễn Thành Nam kể, quy định hiện nay về nguồn nguyên liệu đầu vào để thực hiện tái chế rác thải nhựa có nhiều yếu tố cởi mở, nhưng cũng mang tính địa phương, nên có những rào cản về việc thu gom và vận chuyển, do quy định còn chồng chéo và chưa đủ cụ thể, khiến nhà đầu tư và chính quyền địa phương bối rối trong việc xây dựng cơ chế phát triển bền vững và không biến địa phương thành “nơi gom rác thải”.
Do vậy, hài hòa giữa quy định và thực tế là một bài toán không đơn giản cho người tư vấn.
Khi được hỏi về giải pháp, luật sư Nguyễn Thành Nam cho biết, đó là một hành trình dài mà ông và các cộng sự phải tìm hiểu thật kỹ các quy định của pháp luật, quy định của địa phương để mở ra một giải pháp pháp lý khác. “Chúng tôi đảm bảo mọi thứ tuân thủ pháp luật, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy tái chế nhựa”, ông Nam nói.
Thành công về mặt giải pháp để dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, đối với ông Thành Nam, là kết quả để lại ấn tượng sâu sắc, chưa nói đến việc dự án mang lại hiệu quả rất lớn về mặt xã hội và môi trường.
Luật sư Nguyễn Thành Nam tâm niệm, khi hành nghề, luật sư không chỉ biết đọc luật, mà còn phải thấu hiểu tinh thần của luật ở cấp độ mở rộng. Khi hiểu, mình sẽ biết cách áp dụng luật để phục vụ con người, vì luật là để góp phần điều chỉnh có trật tự các hoạt động của con người, chứ không phải rào cản, khi làm đúng.
Do đó, trong hầu hết thương vụ tư vấn mua bán - sáp nhập (M&A) hay tư vấn pháp lý khác, ông Nam cho rằng, tư vấn luật không đơn thuần là chuyện áp dụng pháp luật thế nào, mà đòi hỏi một góc nhìn để hóa giải những khúc mắc đặt ra bởi bối cảnh thực tế.
Ông nói, luật sư cũng là người tư vấn, không chỉ lấy cuốn sách luật ra và đọc, dẫn chiếu điều này, quy định kia, mà vấn đề đặt ra là làm sao phải dung hòa giữa những mong muốn kinh tế và những quy định chung của pháp luật.
“Khách hàng không cần mình đọc luật. Họ cần chiến lược phù hợp và tính khả thi”, ông nói, đồng thời nhấn mạnh, khi làm mọi việc, phải đặt mình vào vị trí, vai trò của người khác để tìm giải pháp. Giải pháp đó có hướng mở hay không, nếu có hướng mở thì sẽ đi như thế nào...
Luật sư Nguyễn Thành Nam ví von, sẽ không ai dám đặt bút ký quyết định khi chưa có một người đưa ra giải pháp. Phải trao sự an toàn cho khách hàng, thì họ mới dám quyết định. Đồng thời, khi đặt mình vào vị trí, vai trò của người khác, sẽ có hướng tư vấn tốt hơn. Đó cũng chính là “giải pháp pháp lý” mà ông sử dụng để làm kim chỉ nam cho SSAC.
Rời cơ quan nhà nước để ra kinh tế tư nhân
Hơn 15 năm trước, ông Nam bắt đầu sự nghiệp của mình trong vai trò chuyên viên đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, ngay sau khi hoàn thành chương trình du học thạc sỹ tại Australia.
“Thời gian đầu làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước, tôi học được cách làm việc kỷ luật, chú trọng từng chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo mọi thứ đúng quy trình. Đó là những bài học đầu tiên về sự cần mẫn và chính xác”, ông chia sẻ.
Việc được tổ chức giao nhiệm vụ đi xúc tiến đầu tư đã cho ông cơ hội tiếp xúc với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, hiểu thêm những khó khăn, thách thức và mong đợi của doanh nghiệp khi triển khai dự án hoặc trong quá trình vận hành kinh doanh.
Đây cũng là giai đoạn ông Nam nhận thấy khoảng cách giữa quy định pháp luật và nhu cầu thực tiễn. Đó chính là chất liệu ban đầu cho những suy tư có tính giải pháp mà ông thấy cần phải có sau này. “Tôi hiểu rằng, nếu chỉ làm đúng luật mà không linh hoạt, thì sẽ không thể đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại”, ông Nam nói.
Thêm nữa, trong quá trình làm việc tại cơ quan nhà nước, khi tiếp xúc với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông nhận thấy, nhóm doanh nghiệp này chiếm đa số và có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh doanh, nhưng không thể đủ khả năng ban đầu để phát triển cả hệ thống pháp lý nội bộ trong việc tiếp cận các quy định pháp luật.
Do vậy, ông nhận ra, để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp một cách toàn diện và linh hoạt, ông cần một không gian lớn hơn. “Bản thân tôi tự nhận thấy, khi làm việc tại cơ quan chức năng, dù có thực hiện hết khả năng, nhiệm vụ, thì cũng chỉ hỗ trợ được một phần cho doanh nghiệp. Chúng tôi chỉ hỗ trợ trong phạm vi quyền hạn của mình. Trong khi ở vai trò luật sư, tôi có thể hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tốt hơn và kết nối các bên một cách hiệu quả hơn”, ông Nam chia sẻ.
“Quyết định rời khỏi vị trí đang có tại cơ quan chức năng là điều không dễ dàng. Đó không phải là từ bỏ, mà là tiếp nối những gì mình đã được rèn luyện”, ông nói. Những năm làm việc tại cơ quan nhà nước đã trang bị cho ông Nam một cái nhìn toàn diện và thực tiễn về cách vận hành của hệ thống pháp luật, quản lý.
"Tôi hiểu được cách các cơ quan nhà nước suy nghĩ và làm việc. Điều này giúp tôi trở thành cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và Nhà nước", ông Nam giải thích.
Do vậy, dù ở bất kỳ vị trí nào, ông Nam cũng luôn đặt trọng tâm vào việc không chỉ giúp khách hàng giải quyết vấn đề trước mắt, mà còn định hướng cho họ những chiến lược dài hạn. Những giải pháp đó được đưa ra không chỉ nhằm giải quyết các khó khăn hiện tại, mà còn hướng đến một tương lai phát triển bền vững cho doanh nghiệp và cộng đồng.
Đến bây giờ, ông cảm thấy như thế nào khi quyết định rời cơ quan nhà nước để ra ngoài kinh doanh?
Thật ra, nếu hỏi như thế nào, thì tôi xin phép trả lời rằng, làm việc tại cơ quan nhà nước là vinh dự, còn làm kinh tế tư nhân để phục vụ khách hàng là
vinh hạnh. Câu chuyện của tôi chỉ giống như việc di chuyển từ thảo nguyên này sang thảo nguyên khác - nơi nào cũng có sự mênh mông về cảnh sắc, nhưng đều có sự gắn kết đầy màu xanh của cuộc sống. Nhưng dù ở đâu, hay vai trò thế nào, tôi cũng không tách rời mục tiêu mà mình hướng đến.
Vậy, mục tiêu mà ông hướng đến là gì?
Về mục tiêu, thì thực tế tôi đã hướng đến rồi. Tôi không đặt nặng mình phải ở đâu hay làm gì, miễn là tôi có thể đóng góp cho xã hội. Với tôi, cống hiến không phải là khái niệm gắn liền với chức vụ hay môi trường làm việc, mà là khả năng tạo ra giá trị cho cộng đồng ở bất kỳ vai trò nào.
Lời khuyên của ông cho các bạn trẻ trong quá trình phát triển?
Theo tôi, mỗi người đều có lựa chọn của mình và nơi làm việc không đơn thuần là nơi làm việc, mà còn là cái duyên. Việc lựa chọn như thế nào còn liên quan điều kiện, bối cảnh xã hội tại mỗi giai đoạn.
-
Ông Văng Viên Thông, sáng lập thương hiệu thời trang từ vật liệu tái chế Repeet: Chọn lối hẹp để đi đường dài -
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng Lê Hoàng Khánh Nhựt: Lửa luôn cháy trên hành trình chinh phục mọi nẻo đường -
Ông Nguyễn Chánh Trung, CEO Công ty TNHH Gạo Hưng Việt: “Chinh phục được nông dân là có lãi rồi” -
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT IPPG: Nhà tư bản có trái tim nhiệt huyết
-
Luật sư Nguyễn Thành Nam: Khách hàng cần giải pháp, chứ không chỉ phân tích luật -
Bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Kim Oanh: Thay đổi để đột phá và phát triển bền vững -
M&A thành công không thể thiếu “dấu chân” của luật sư tư vấn -
Bà Nguyễn Thị Thành Thực, CEO Công ty cổ phần Công nghệ Phần mềm AutoAgri: Gieo “hạt giống” chuyển đổi số cho nông nghiệp -
Nhà sáng chế Nguyễn Văn Khỏe: “Tôi muốn sáng tạo phụng sự cộng đồng” -
Doanh nhân Nguyễn Minh Quý, Chủ tịch Novaon Group: chinh phục mục tiêu trở thành “vua” marketing số -
Cốc Cốc nuôi hoài bão trở thành nền tảng số chủ lực của Việt Nam
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024