Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Lý do hàng trăm cây xà cừ bị đốn hạ trên đường Nguyễn Trãi
Bá Đô - 07/11/2014 14:21
 
Ngoài việc chặt hạ gần 200 cây không đúng chủng loại, cong nghiêng sâu mọt trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội tiếp tục cấp giấy phép chặt hạ hàng trăm cây xà cừ cổ thụ khác trên tuyến này để phục vụ việc xây dựng hầm chui Thanh Xuân.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Sống trong không khí bẩn, mỗi năm Hà Nội bị "đánh cắp" 66,83 triệu USD
Quy hoạch Thủ đô cần 1 'bàn tay sắt'
Giá đất đô thị có thể tăng đột biến
9-1415163671-1200x0-5547-1415256459.jpg

Cả trăm cây xà cừ cỡ lớn đang bị chặt hạ để phục vụ dự án đường hầm chui Thanh Xuân.

Sáng nay, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức họp báo để làm rõ những vấn đề liên quan đến việc chặt hạ và thay thế hàng loạt cây để tạo cảnh quan đô thị, phục vụ một số công trình, dự án trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Trần Phú (Hà Đông).

Ông Trần Trọng Hiếu,  Trưởng phòng quản lý Hạ tầng, môi trường và công trình ngầm - Sở Xây dựng Hà Nội nhấn mạnh, Nguyễn Trãi là tuyến đường huyết mạch, có lưu lượng phương tiện lớn và vị trí quan trọng phát triển kinh tế. Tại đây có nhiều dự án đang được thi công, trong đó có đường sắt trên cao, tuyến buýt nhanh, tuyến đường ngầm Thanh Xuân...

Để phục vụ tốt các công trình đang xây dựng, tạo cảnh quan đô thị, an toàn giao thông trên toàn tuyến, Sở Xây dựng được TP Hà Nội giao thực hiện thay thế cây không đúng chủng loại đô thị, cây sâu mọt, cong nghiêng mất an toàn giao thông.

Cụ thể, theo khảo sát thì trên tuyến đường Nguyễn Trãi hiện có gần 600 cây bóng mát trên vỉa hè, tuy nhiên có tới gần 200 cây không đúng chủng loại mà Sở đề xuất chặt hạ trong đó có 26 cây bàng, 160 cây keo... Dự kiến việc chặt hạ những loại cây này sẽ hoàn tất trong tháng 11.

Riêng để phục vụ dự án xây dựng đường hầm chui Thanh Xuân  - Quốc lộ 6, Sở đã cấp chép chặt hạ gần 170 cây xà cừ và cây các loại, trong đó di chuyển 27 cây.

Theo ông Hiếu, việc chặt cây đã được sự đồng ý của thành phố và trước khi thực hiện đã có thông báo cho các phường, tuy nhiên vị lãnh đạo phòng Quản lý hạ tầng cũng thừa nhận "chưa phối hợp tốt với cơ quan truyền thông để đăng tải thông tin cho người dân nắm rõ, tránh bị bất ngờ và hụt hẫng".

Ngoài việc chặt hạ gần 200 cây lâu năm, Sở Xây dựng cũng cấp 4 giấy phép chặt hạ cây để phục vụ xây dựng các nhà ga tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông với số lượng là 112 và dịch chuyển hơn 90 cây.

caotoc-7309-1403930368-5963-1415256459.j

Hầm chui được thiết kế theo chiều Nguyễn Trãi - Quốc lộ 6, nằm phía dưới chân đường sắt trên cao (Cát Linh  - Hà Đông). Ảnh. Bá Đô.

Ông Hiếu cho biết, phần lớn cây xà cừ được trồng từ thời Pháp thuộc và một số trồng sau giải phóng. Loại cây này có rễ chùm, thường trồi trên vỉa hè, nông và dễ đổ, gây nguy hiểm. "Theo quy định thì đây là một trong những loại cây không được trồng nhiều trên đường phố", ông Hiếu nhấn mạnh.

Những cây bị chặt hạ này sẽ được thu hồi gỗ và đưa về kho để đánh giá, có thể đấu giá và sung công quỹ theo quy định, những cây có thể sử dụng được sẽ đánh chuyển về vườn ươm, Công ty cây xanh hoặc trồng ở các trường học... để tránh lãng phí, vị trưởng phòng Hạ tầng cho biết thêm.

Ngoài kế hoạch chặt hạ 400 cây xanh cổ thụ để phục vụ dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông và dự án hầm chui Thanh Xuân, trước đó Hà Nội cũng giao cho Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội nghiên cứu và đánh chuyển hàng loạt hàng cây xà cừ cổ thụ trên đường Kim Mã, ven hồ Thủ Lệ và trên đường 70 để phục vụ dự án metro (Nhổn - Ga Hà Nội) đầu tiên của thủ đô.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư