Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
M&A tại Việt Nam hướng tới mốc 20 tỷ USD
Anh Hoa - 17/07/2014 07:03
 
M&A trên toàn cầu đang sôi động trở lại với những thương vụ khủng, còn tại Việt Nam cũng có những dấu hiệu cam kết cho thấy chúng ta sắp chứng kiến làn sóng M&A thứ hai, với giá trị ước tính lên tới 20 tỷ USD. Những thông tin cập nhật về xu hướng M&A năm 2014 vừa được Ban Tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam công bố tại cuộc họp báo sáng nay.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bất động sản dồn dập đón sóng ngoại binh
Đối tác ngoại muốn gì ở ngân hàng Việt Nam?
FPT mua sàn giao dịch điện tử 123mua.vn
VPBank mua lại Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam
FPT sở hữu công ty con của tập đoàn tỷ USD

Phát biểu tại cuộc họp báo, TS Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn cho biết, năm nay, Diễn đàn có một chủ đề hoàn toàn mới, đó là nhận diện về làn sóng M&A thứ hai, sau giai đoạn 5 năm đầu tiên của hoạt động M&A tại Việt Nam.

Theo Báo Cáo Kinh Doanh Toàn Cầu (IBR) của Grant Thornton International công bố mới đây cho thấy, các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trên toàn cầu đã bắt đầu tăng đáng kể bắt đầu từ cùng thời gian này năm ngoái, trong đó các doanh nghiệp năng động – những công ty linh hoạt và phát triển nhanh nhất trong cuộc khảo sát – đang dẫn đầu xu hướng. Các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp phát triển tốt nhất trên thế giới xem M&A là một phương tiện quan trọng để bổ sung và thúc đẩy tích cực cho các hoạt động kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp.

Cụ thể, có khoảng 31% các doanh nghiệp kì vọng sẽ có được sự tăng trưởng thông qua hoạt động M&A trong 3 năm tiếp theo, tăng so với mức 28% của năm 2012. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp năng động tỷ lệ này còn tăng đến 55% và xu hướng này thể hiện ở tất cả các khu vực trên thế giới.

  M&A tại Việt Nam hướng tới mốc 20 tỷ USD  
 

Mặc dù vừa mới khai sinh trên thị trường được hơn 1 năm nhưng cà phê PhinDeli cũng phải "gửi phận" cho Công ty Kinh Đô để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường cà phê hòa tan Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt.

Ảnh: PhinDeli

 

Ví dụ, có đến 47% các doanh nghiệp ở Bắc Mỹ dự kiến tăng trưởng thông qua M&A, tăng 10% so với thời điểm này năm ngoái; nhưng tỷ lệ này là những 71% đối với các doanh nghiệp năng động. Trong nhóm các nước G7, tỷ lệ này của các doanh nghiệp năng động (64%) gần như là gấp đôi so với tỷ lệ trung bình của tất cả các doanh nghiệp (36%).

Ngoài ra, từ cuối năm trước các doanh nghiệp đã bắt đầu đưa những kế hoạch này vào thực hiện với 39% các doanh nghiệp xác nhận rằng họ đã nghiêm túc tính toán thực hiện ít nhất một thương vụ mua lại trong 12 tháng qua.

Ông Mike Hughes, lãnh đạo toàn cầu mảng tư vấn M&A của Grant Thornton đưa ra một số nguyên nhân chính của những con số tích cực nêu trên. 

Thứ nhất, mức tăng trưởng dự báo trên toàn cầu cho các hoạt động M&A là một dấu hiệu nữa cho việc nền kinh tế đang dần hồi phục vững vàng hơn và trọng tâm của các doanh nghiệp đang chuyển hướng từ việc duy trì sự tồn tại sang một chương trình hành động tăng trưởng.

Thứ hai, M&A có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp phát triển nhanh nhất trên thế giới để họ tìm cách tiếp cận với các thị trường mới, công nghệ và nguồn nhân lực mới để duy trì khả năng cạnh tranh của họ.

Thứ ba, các doanh nghiệp hiện đang thực sự đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc tìm kiếm các thương vụ mua lại, thay vì chỉ nói đến tham vọng mua lại trong tương lai, thực sự là một dấu hiệu tuyệt vời cho một thị trường sẽ phát triển mạnh mẽ.

  Diễn đàn M&A Việt Nam 2014  
  Ban Tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam tổ chức họp báo tại Hà Nội sáng 17/7 (Ảnh Đức Thanh)  

Một dấu hiệu khác của việc nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi khi các thị trường đã phát triển đang từ từ phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính, đó là dự báo hoạt động M&A của các nền kinh tế mới nổi giảm xuống theo Báo Cáo Kinh Doanh Toàn Cầu. Chỉ 19% các doanh nghiệp trong nhóm BRIC có kỳ vọng phát triển thông qua M&A trong ba năm tiếp theo, giảm xuống từ 27% cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại triển vọng M&A của các nước G7 lại tăng lên từ 29% đến 36% so với cùng kỳ năm trước.

Động thái trên đây sẽ có tác động tích cực tới hoạt động M&A tại thị trường Việt Nam. Một thị trường đang chuẩn bị đón làn sóng đầu tư mới khi nằm trong cộng đồng kinh tế Asean và tham gia Hiệp định TPP.  

Báo cáo của Công ty AVM Việt Nam, đơn vị đồng tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2014 (lần thứ 6) nhận định, làn sóng M&A thứ hai tại Việt Nam giai đoạn (2014 – 2018) ước đạt quy mô giá trị lên tới 20 tỷ USD, trong khi giai đoạn thứ nhất (2008 – 2013) đạt tổng giá trị 15 tỷ.

Về tính chất, các thương vụ tại làn sóng thứ hai giúp cho việc giải quyết các mục tiêu của doanh nghiệp cũng như của Chính Phủ như tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu khu vực ngân hàng, tái cấu trúc và phát triển của các tập đoàn tư nhân. Đặc biệt, việc cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước đầu tư sẽ là động lực lớn nhất cho hoạt động M&A trong làn sóng thứ hai. Các ngành dự báo sẽ có những thương vụ M&A lớn sẽ gồm ngành ngân hàng, sản xuất tiêu dùng, bất động sản, công nghệ thông tin, vận tải – logistic…

Báo cáo này cũng nhấn mạnh đến việc Việt Nam sẽ được chứng kiến làn sóng thứ hai của hoạt động M&A tại Việt nam, làn sóng của những thương vụ IPO doanh nghiệp nhà nước lớn, những chiến lượng thâu tóm và mua lại để tăng trưởng đột phá của doanh nghiệp Việt Nam.

Báo cáo này cũng vừa được AVM công bố chính thức tại Họp báo Diễn đàn M&A 2014 tại Hà Nội hôm nay, ngày 17/7.

Diễn đàn M&A Việt Nam 2014 do Báo Đầu tư, Công ty AVM Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị White Palcace, Thành phố HCM vào ngày 7/8 tới.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư