-
Một doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng xanh dự kiến 700 triệu USD tại Ninh Thuận -
Đến năm 2030, Ninh Thuận có 3 dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư -
Đà Nẵng đầu tư tuyến đường nối Khu công nghệ cao đến đường Nguyễn Tất Thành nối dài -
Quảng Nam bàn giải pháp thực hiện dự án hơn 2.700 tỷ đồng -
Đề xuất điều chỉnh Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 -
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM thiếu khoảng 7,6 triệu m3 cát đắp nền
Trong danh sách các doanh nghiệp mà Cục Thuế tỉnh Bình Dương muốn “truy tìm tung tích”, không khó nhìn thấy những cái tên nước ngoài: Công ty TNHH Deok Chang Complex, Công ty TNHH Woodus, Công ty TNHH LD Scanmach Việt Nam…
Phần nhà xưởng không mấy giá trị do một doanh nghiệp FDI để lại tại Gò Dầu (Tây Ninh) sau khi biến mất. Ảnh: Lê Toàn |
Đây đều là những doanh nghiệp đã bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh, mà không chỉ cơ quan thuế, còn hải quan, cơ quan đăng ký kinh doanh, đơn vị cho thuê cơ sở hạ tầng… và cả người lao động đều muốn tìm kiếm.
Tương tự, gần đây, liên tục nhiều tên của doanh nghiệp FDI được nhắc đến.
“Đình đám” nhất có lẽ phải kể đến “vụ án” Tricon Tower của Công ty cổ phần Minh Việt. Chủ đầu tư đột nhiên “mất tích”, hàng trăm khách hàng như ngồi trên đống lửa vì lo mất hàng trăm tỷ đồng đã đóng vào đó để mua căn hộ. Hay vụ việc của Công ty liên doanh Lifepro, chủ đầu tư Dự án LuxFashion (Gia Viễn, Ninh Bình).
Thực ra, Lifepro là cái tên không mới. Shin Cap (100% vốn Hàn Quốc, TP.HCM); Hojin (TP.HCM); Diing Long Việt Nam (Bình Dương); Kwang Sung Việt Nam (Đồng Nai); Tân Đài Việt (Thái Bình)… cũng vậy. Không mới bởi những doanh nghiệp này đã thuộc diện “doanh nghiệp vắng chủ” từ lâu, nhưng sau một thời gian khá dài, vẫn chưa thể xử lý.
“Ở Đồng Nai có gần 50 doanh nghiệp FDI thuộc diện vắng chủ, nhưng chúng tôi mới chỉ thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 17 dự án, số còn lại chưa xử lý được”, ông Võ Thanh Lập, Trưởng ban Quản lý KCN tỉnh Đồng Nai cho biết.
Tình trạng này diễn ra không chỉ ở Đồng Nai, mà còn ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Hà Nội và TP.HCM là hai ví dụ điển hình nhất, với số lượng doanh nghiệp FDI bỏ trốn, xù nợ lên tới hơn 100. Theo thống kê qua báo cáo từ các địa phương, thì tính đến hết tháng 5/2013, có 518 doanh nghiệp FDI thuộc diện vắng chủ, với tổng vốn đăng ký trên 900 triệu USD.
Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, như quản lý doanh nghiệp, xây dựng, bất động sản… Và phần lớn doanh nghiệp này đều là dự án có quy mô nhỏ, dưới 500.000 USD và thường thuê lại nhà xưởng của các nhà đầu tư khác mà không có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Sau một thời gian đi vào hoạt động, thua lỗ kéo dài, không trả được lương cho người lao động, nợ đối tác, “quên” nghĩa vụ thuế với Nhà nước, các doanh nghiệp đóng cửa, ngừng kinh doanh, rồi… bỏ của chạy lấy người. Tài sản để lại không lớn, nhưng khó xử lý. Nợ không nhỏ nhưng không thể thu hồi, người lao động mất việc làm, bị nợ lương, Nhà nước bị thất thu ngân sách, lại lãng phí tài nguyên đất đai…
“Thời gian gần đây, số lượng doanh nghiệp, dự án FDI không còn hoạt động tại trụ sở đăng ký, chủ đầu tư bỏ về nước hoặc không thể liên lạc được gia tăng đáng kể. Điều này buộc chúng ta phải có hướng xử lý”, ông Trần Hào Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) bày tỏ quan điểm.
Thực tế cho thấy, các cơ quan quản lý Nhà nước thời gian qua rất “nhức đầu” với việc xử lý tình trạng doanh nghiệp FDI vắng chủ. Cơ quan Hải quan, hồi năm ngoái, đã cảnh báo và yêu cầu các cục hải quan địa phương rà soát danh sách doanh nghiệp đang nợ thuế. Nhưng tất cả cũng mới chỉ dừng lại ở mức đó.
Các sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, Thái Bình, Bình Dương… khi xử lý các doanh nghiệp FDI bỏ trốn cũng vô cùng lúng túng và nhiều lần phải “cầu viện” Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng vướng mắc nằm ở quy định pháp lý, nên “gà vẫn mắc tóc”.
“Pháp luật hiện hành chưa có quy định về thu hồi giấy chứng nhận đầu tư với doanh nghiệp FDI vắng chủ. Việc giải thể, thanh lý doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI vắng chủ, có phát sinh các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác cũng không dễ dàng. Thu hồi đất để giao cho nhà đầu tư khác cũng khó, vì còn phải xử lý các tài sản đã hình thành trên đất…”, ông Hùng thừa nhận.
Mặc dù vậy, tình hình sẽ khá hơn, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành khác đang “chung tay” để xử lý doanh nghiệp FDI bỏ trốn. Nhiều khả năng, ngay trong tháng 8 này, sẽ có những đề xuất đầu tiên liên quan đến vấn đề này.
Nguyên Đức
-
Bắt đầu thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam -
Một doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng xanh dự kiến 700 triệu USD tại Ninh Thuận -
Đến năm 2030, Ninh Thuận có 3 dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư -
Đà Nẵng đầu tư tuyến đường nối Khu công nghệ cao đến đường Nguyễn Tất Thành nối dài
-
Quảng Nam bàn giải pháp thực hiện dự án hơn 2.700 tỷ đồng -
Đề xuất điều chỉnh Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 -
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM thiếu khoảng 7,6 triệu m3 cát đắp nền -
Thiếu cát trầm trọng, Đồng Tháp lo giải ngân vốn đầu tư công cuối năm khó đạt 100% -
Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
Hà Nội phê duyệt chủ trương và điều chỉnh chủ trương đầu tư của 34 dự án -
Cơ hội nào cho nhà đầu tư hạ tầng KCN ở Quảng Ngãi?
-
1 Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
2 Vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Những con số mặn đắng nước mắt -
3 Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
4 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong