
-
Vay tiêu dùng- cách người dân và tổ chức tài chính cùng góp phần phục hồi kinh tế
-
ĐHĐCĐ KienlongBank: Thông qua phương án niêm yết cổ phiếu vào quý IV/2025
-
Vàng quốc tế và trong nước đều giảm, giá vàng SJC còn 120 triệu đồng/lượng
-
Chủ tịch Dương Công Minh: Sacombank không mua lại Công ty Chứng khoán SBS
-
CEO Sacombank: Ngân hàng đang tích cực xử lý 32,5% cổ phần của ông Trầm Bê -
NCB ra mắt thẻ Visa phiên bản giới hạn, chào mừng 50 năm thống nhất Đất nước
Theo đó, UBS AG London Branch nắm gần 130 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng 2,13% vốn của ngân hàng này. Còn cổ đông thứ hai là Công ty TNHH Manulife Việt Nam với hơn 61,67 triệu cổ phiếu, tương ứng 1,01% vốn. Người liên quan Manulife cũng nắm hơn 2 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng 0,03% vốn ngân hàng. Tổng cộng, hai cổ đông tổ chức này cùng người liên quan nắm giữ gần 194 triệu cổ phiếu MBB, tương đương sở hữu 3,17% vốn điều lệ của ngân hàng.
Manulife Việt Nam là công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Về tình hình kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2024, Manulife Việt Nam ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm ở mức 8.665 tỷ đồng, giảm gần 25% so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Manulife Việt Nam trở thành cổ đông nắm trên 1% cổ phần MB. |
Trước đó, theo danh sách cập nhật gần nhất vào ngày 24/10/2024, MB có 4 cổ đông lớn, sở hữu tổng cộng 40,05% vốn điều lệ, bao gồm Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn; Tổng công ty Trực thăng Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông quân đội (Viettel) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Trong đó, Tân Cảng Sài Gòn nắm 376 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng 7,1% vốn điều lệ. Trực thăng Việt Nam nắm 447 triệu cổ phiếu, tương đương 8,43% vốn. Tập đoàn Viettel sở hữu hơn 780 triệu cổ phiếu, tương ứng 14,7%; SCIC nắm 9,83% vốn MB, tương ứng hơn 521 triệu cổ phiếu.
Ngoài ra, MB còn có thêm 6 cổ đông tổ chức khác, bao gồm các doanh nghiệp trong nước và các quỹ ngoại. Tổng cộng, hiện nay, MB có 12 cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ, với sự tham gia của 4 cổ đông thuộc nhóm quỹ đầu tư và 8 cổ đông là các doanh nghiệp và tổng công ty nhà nước.
Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, ngân hàng phải công bố thông tin những cổ đông nắm từ 1% vốn cùng người có liên quan.
Đồng thời, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%. Còn giới hạn tỷ lệ sở hữu với cổ đông cá nhân được giữ như hiện hành, tức 5%.
Danh sách người có liên quan cũng được mở rộng so với trước. Kể từ ngày 1/7, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Định kỳ hằng năm, tổ chức tín dụng công bố những thông tin này với Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, "những người có liên quan" theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi cũng được mở rộng, gồm cả cha mẹ cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con nuôi, con rể; anh, chị, em cùng cha khác mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha; anh vợ, chị vợ, em vợ, anh chồng, chị chồng, em chồng, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.
Ngoài ra, ông bà nội, ngoại; cháu nội, ngoại; bác ruột, cô ruột, dì ruột, chú ruột, cậu ruột và cháu ruột, cũng thuộc diện "người có liên quan" theo Luật mới. Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng được xác định theo quy định nội bộ của ngân hàng hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước qua thanh tra, giám sát, cũng được xem là "người có liên quan".
MB đặt mục tiêu dư nợ tín dụng tăng trưởng 26%, dự kiến đạt trên 1 triệu tỷ đồng; huy động vốn dự kiến tăng 25%. Lợi nhuận trước thuế với mức độ tăng trưởng 8-10% (năm 2024, MB đạt khoảng 28.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế), tỷ lệ nợ xấu tối đa 1,7%, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 100%.
MB đã ra thông báo ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 26/4 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, số 57 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự là 24/03.

-
Vay tiêu dùng- cách người dân và tổ chức tài chính cùng góp phần phục hồi kinh tế
-
ĐHĐCĐ KienlongBank: Thông qua phương án niêm yết cổ phiếu vào quý IV/2025
-
Vàng quốc tế và trong nước đều giảm, giá vàng SJC còn 120 triệu đồng/lượng
-
Chủ tịch Dương Công Minh: Sacombank không mua lại Công ty Chứng khoán SBS
-
CEO Sacombank: Ngân hàng đang tích cực xử lý 32,5% cổ phần của ông Trầm Bê -
Ngân hàng bất ngờ bổ sung tờ trình chia cổ tức ở phút cuối -
NCB ra mắt thẻ Visa phiên bản giới hạn, chào mừng 50 năm thống nhất Đất nước -
Cho vay đặc biệt lãi suất 0%: Chuyển quyền “quyết” sang NHNN và bài học từ sự cố tại SCB -
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO -
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng -
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)