
-
Chính phủ ban hành Nghị định giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
-
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính toàn diện
-
Suy giảm động lực tăng giá cổ phiếu Cao su Phước Hòa
-
VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, hơn 1,7 tỷ cổ phiếu trao tay
-
Mỹ hoãn thuế đối ứng, VN-Index tăng gần 73 điểm, hơn 600 mã chứng khoán tăng trần
![]() |
Ông Lê Thành Hưng, Giám đốc Đầu tư UOB Asset Management- UOBAM (Việt Nam). |
Kinh tế Việt Nam năm nay có cơ hội và thách thức nào đối với nhà đầu tư, thưa ông?
Kinh tế Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025 nhờ các yếu tố kích thích kinh tế trong nước qua đầu tư công và tăng trưởng tín dụng, cũng như kỳ vọng vào phục hồi tiêu dùng trong nước và khu vực bất động sản. Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt kế hoạch đầu tư công năm 2025 khoảng 875.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với số thực giải ngân năm 2024, đã và đang tạo động lực thúc đẩy đầu tư khu vực công, làm gia tăng niềm tin đối với các lĩnh vực kinh tế khác.
Tuy vậy, các vấn đề về tác động đối với kinh tế Việt Nam trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump là mối quan tâm chính. Doanh thu xuất khẩu của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam - áp thuế lên các mặt hàng từ Việt Nam. Cùng với đó là áp lực lên tỷ giá USD/VND khi USD tăng.
Theo ông, cần các giải pháp gì để hạn chế tác động trên?
Trước động thái Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn sử dụng chính sách thuế như một công cụ để đưa các bên vào bàn đàm phán nhằm thỏa thuận có lợi hơn cho Mỹ, thì có một số giải pháp từ Việt Nam có thể hạn chế tác động tiêu cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu Chính phủ đề ra.
Cụ thể, cần tăng cường nhập khẩu từ Mỹ khí thiên nhiên hóa lỏng, máy bay, nông sản… để giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Cần thúc đẩy các động lực tăng trưởng nội tại như tăng đầu tư công vào các dự án hạ tầng giao thông, năng lượng, tăng tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để tăng nguồn vốn cho nền kinh tế. Cần mở rộng quan hệ đa phương, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các nước để mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Công nghệ cao chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050. Theo đó, việc Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này trên đường dài trong 25 năm tới. Triển vọng ngành bán dẫn Việt Nam là khả quan, bởi đã có một số doanh nghiệp bán dẫn lớn trên thế giới mong muốn đầu tư vào Việt Nam.
Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam thì thế nào, thưa ông?
Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025 vẫn lạc quan bởi nhiều yếu tố hỗ trợ như tiêu dùng nội địa và chính sách mở rộng đầu tư công, xu hướng phát triển công nghệ cao và chuyển đổi số nhanh chóng. Lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng trưởng (tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phiếu - EPS) với định giá chiết khấu (P/E và P/B) là yếu tố hỗ trợ chính cho thị trường.
Ngoài ra, hệ thống giao dịch chứng khoán mới KRX dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 5/2025; tiềm năng nâng hạng thị trường Việt Nam lên thị trường mới nổi năm 2025 bởi FTSE giúp định giá P/E tiệm cận hơn mức thị trường mới nổi. UOBAM (Việt Nam) cũng đưa ra kịch bản lạc quan nhất cho các chỉ số quan trọng này như EPS sẽ tăng trưởng 15% năm 2025, P/E tăng 15%, VN-Index tăng trưởng 14%…
Tuy nhiên, yếu tố rủi ro với chứng khoán năm nay nằm ở áp lực tỷ giá và thuế quan Mỹ sẽ tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường và nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng. Ngoài ra, trong thời gian dài, thị trường Việt Nam không có một đợt IPO lớn để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.
Chính sách tiền tệ được duy trì nới lỏng, liệu dòng tiền rẻ có chảy vào cổ phiếu?
Chính sách tiền tệ nới lỏng là một yếu tố quan trọng tác động tích cực lên thị trường chứng khoán, bởi khi mặt bằng lãi suất thấp, nguồn tiền rẻ sẽ chuyển hướng sang chứng khoán. Năm nay, mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 16%, nên mặt bằng lãi suất duy trì thấp, từ đó dòng tiền rẻ sẽ xem xét chuyển vào các kênh đầu tư.
Yếu tố quan trọng thứ hai là thị trường chứng khoán tăng thu hút dòng tiền ngoại và ngăn được khối ngoại bán ròng. Thị trường chứng khoán Mỹ đang trong thời gian ảm đảm cũng khiến dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng sang các thị trường khu vực châu Á…, từ đó tạo hưng phấn cho nhà đầu tư trong nước. Yếu tố nâng hạng thị trường cũng sẽ thúc đẩy chứng khoán…
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang hồi phục, nên cũng kỳ vọng sẽ sáng hơn trong thời gian tới. Trái phiếu thường liên quan đến các doanh nghiệp bất động sản, nếu năm nay thị trường ấm dần lên, các dự án bất động sản bán được hàng, doanh nghiệp sẽ có dòng tiền, thì trái phiếu doanh nghiệp sẽ hồi phục.

-
VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, hơn 1,7 tỷ cổ phiếu trao tay -
Soi mục tiêu tăng trưởng của loạt “ông lớn” trong VN30 -
Sắc tím bao phủ trên gần 670 mã cổ phiếu, VN-Index tăng kỷ lục -
Thêm tín hiệu tích cực trong tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán -
Mỹ hoãn thuế đối ứng, VN-Index tăng gần 73 điểm, hơn 600 mã chứng khoán tăng trần -
Mặt bằng lãi suất thấp tác động tích cực lên thị trường chứng khoán -
F88 bắt tay với "ông lớn" trong lĩnh vực logistics
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội