
-
Tập đoàn Xuân Thiện: Khát vọng trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu và vươn tầm quốc tế
-
Vietjet hoàn thành công tác chuyển giao khai thác dịch vụ mặt đất tại sân bay lớn nhất Việt Nam
-
Thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
-
Việt Nam trong top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại
-
Từ "cổ phiếu quốc dân" đến "doanh nghiệp quốc dân": Hòa Phát và khát vọng dựng xây đất nước -
Vietnam Airlines lãi 3.625 tỷ đồng nhờ khách quốc tế bùng nổ, giá nhiên liệu giảm
Như Báo Đầu tư đã đề cập trong bài viết tuần trước, câu chuyện doanh nghiệp dệt may Việt Nam loay hoay tìm chiến lược khi bị mất nguồn nguyên liệu truyền thống thông qua Chương trình CEO - Chìa khóa thành công đã nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả.
![]() |
Ông Đặng Lê Minh Trí, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Liên Minh Toàn Cầu (GAIC JSC) lắng nghe sự tư vấn của hai chuyên gia đến từ Chương trình CEO - Chìa khóa thành công |
Trong khi đó, CEO (ông Đặng Lê Minh Trí, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Liên Minh Toàn Cầu) cũng là một cổ đông, nên sau cuộc gặp với các cổ đông tuần rồi, ông vẫn chưa hết lo lắng về giải pháp cứu cánh cho tình hình hoạt động của Công ty.
“Trước đây, chúng tôi chủ yếu dựa vào lợi thế cạnh tranh về giá. Giờ đây, lợi thế này không còn nữa, nên phải tạo ra những lợi thế cạnh tranh khác. Thậm chí, nếu phải nhập và sử dụng nguyên liệu có giá cao hơn, thì chúng tôi cũng phải chấp nhận”, CEO chia sẻ và cho biết thêm, Công ty cũng phải chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, định vị mình ở phân khúc khách hàng cao cấp hơn, hoặc đầu tư xây dựng hình ảnh thương hiệu, thâm nhập dần thị trường nội địa.
Quan điểm trên của CEO dù không được các cổ đông của Công ty ủng hộ, nhưng lại được nhiều người am hiểu thị trường dệt may tán thành và cho ý kiến.
Bạn Vũ Hoàng Long (Hà Nội) cho rằng, trước mắt, CEO nên tập trung tìm nguồn nguyên liệu giá rẻ khác để thay thế nguồn nguyên liệu sắp mất. Sau khi ổn định sản xuất mới từng bước tìm nguồn nguyên liệu giá cao hơn, chứ không nên thay đổi chiến lược kinh doanh ngay lúc này.
Trong khi đó, trên fanpage của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công, bạn Jully Nguyễn bức xúc khi nhiều cổ đông vẫn tư duy quanh quẩn trong bài toán tìm nguồn nguyên liệu giá rẻ thay thế. Như vậy sẽ khó có thể thay đổi được chiến lược kinh doanh để không còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu giá rẻ, điều mà cả ngành dệt may Việt Nam đang cố gắng thoát ra.
“CEO công ty này đã tỉnh ngộ ra là, do nguyên nhân căn bản là, thời gian vừa qua, hoạt động của Công ty quá thụ động, nên mới rơi vào tình cảnh khó khăn như bây giờ. Tôi nghĩ, CEO cần tập trung tìm cách giải quyết tình thế hiện tại bằng cách tìm nguồn nguyên liệu mới có giá thành và chất lượng như đối tác cũ. Ngoài ra, CEO cần phân tích xem nguyên nhân tại sao bên cung cấp nguyên liệu cũ lại ngừng cung cấp cho Công ty”, bạn Jully Nguyễn chia sẻ.
Khi mất nguồn nguyên liệu giá rẻ mà không có nguồn thay thế, việc Công ty buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh là đương nhiên. Với chiến lược đó, có thể tìm thêm thị trường mới, hoặc quay về thị trường trong nước, hoặc thay đổi phân khúc sản phẩm cao cấp hơn. Vấn đề là, ở thị trường, hoặc phân khúc mới đó, lợi thế cạnh tranh của Công ty sẽ như thế nào? Đó là vấn đề cốt lõi mà CEO phải chứng minh cho HĐQT.
Trong trường hợp này, CEO đã có ý giải quyết bài toán khá rõ, có trước, có sau, có ngắn hạn (giải quyết nguyên liệu), có trung hạn và dài hạn (bài toán chiến lược).
Tuy nhiên, các cổ đông của Công ty vẫn không đồng tình với CEO. Bởi theo họ, cái gì hay, cái gì tạo ra được lợi thế trong ngành dệt may, thì các đối thủ đã làm hết rồi. Do đó, Công ty cần phải tìm nguồn nguyên liệu giá rẻ khác để thay thế. Nếu không được thì tiến hành cắt giảm hoặc tiết kiệm chi phí nhằm quyết tâm giữ vững chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng giá thành của mình, bởi trong những năm qua, nhờ chiến lược này mà Công ty đã thành công và bám trụ được đến ngày hôm nay.
“Thị trường của Công ty vẫn có, các lợi thế vẫn có. Tôi không thấy có lý do gì để thay đổi chiến lược cả. Kể cả có nhìn về lâu dài, 20 năm sau, thì tôi vẫn nhận thấy, những gì mà Công ty làm từ trước đến nay vẫn là lợi thế. Quan trọng là, chúng tôi đầu tư tiền vào đây, chúng tôi không thể chờ CEO một thời gian để chuyển đổi chiến lược”, một cổ đông chia sẻ quan điểm khá thẳng thắn trong cuộc nói chuyện với CEO.
Với CEO, ý kiến của các cổ đông cũng có lý, do đó, CEO cũng chưa thể đưa ra ngay quyết định. Cuối tuần này, CEO có buổi nói chuyện với hai chuyên gia của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công là ông Võ Tấn Long, Giám đốc Khối Công nghệ thông tin Ngân hàng VPBank và ông Trần Quốc Việt, Phó tổng giám đốc Công ty Kinh Đô, kiêm Tổng giám đốc Kinh Đô miền Bắc. Các chuyên gia sẽ đặt câu hỏi cho CEO và phản biện như thế nào, xin mới quý doanh nghiệp và các bạn theo dõi Chương trình tuần này.n
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của nhãn hàng OTIV.
Anh Vũ
-
Từ "cổ phiếu quốc dân" đến "doanh nghiệp quốc dân": Hòa Phát và khát vọng dựng xây đất nước -
Vietnam Airlines lãi 3.625 tỷ đồng nhờ khách quốc tế bùng nổ, giá nhiên liệu giảm -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 30/4/2025 -
iPOS.vn khai trương không gian trải nghiệm và văn phòng làm việc tại TP. Cần Thơ -
Từ trạm sạc đến Microgrid: Hành trình kiến tạo hạ tầng năng lượng linh hoạt cùng Schneider Electric -
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy -
Cả nước có 152 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025