Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 18 tháng 01 năm 2025,
Máy địa bức xạ khó tìm thi thể vụ 'Cát Tường'
Long Hoàng - 06/12/2013 09:41
 
“Máy này chỉ đo bức xạ được thôi, bất kỳ xác chết của người hay động vật đều như nhau. Phương pháp này như mò kim đáy biển. Quá trễ rồi, chỉ hy vọng vào may mắn thôi”.
TIN LIÊN QUAN

Các nhà khoa học và lực lượng cảnh sát đang tiếp tục tìm kiếm xác chị Huyền trên sông Hồng bằng phương pháp đo địa bức xạ (bức xạ dưới lòng đất). TS Vũ Văn Bằng, chuyên gia tia đất cùng các đồng nghiệp tình nguyện tham gia cuộc tìm kiếm thi thể nạn nhân trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác khách hàng.

Tuy nhiên, cộng đồng mạng lại cho rằng phương pháp này thiếu tính khả thi và khó lòng tìm được thi thể của nạn nhân. Độc giả Kỳ Lam cho biết: “Máy này chỉ đo bức xạ được thôi, bất kỳ xác chết của người hay động vật đều như nhau. Phương pháp này như mò kim đáy biển. Quá trễ rồi chỉ hy vọng vào may mắn thôi”.

diabucxa-4798-1386124960-5794-1386221340

"Phương pháp dùng máy địa bức xạ là phương pháp dựa trên cơ sở khoa học, không phải mới. Nó từng được sử dụng để tìm những thứ ở dưới mặt đất như khoáng sản có ích, quặng mỏ, kể cả khảo cổ, đặc biệt là tìm mồ mả, hài cốt", ông Bằng cho hay. Ảnh: GTVT

Cùng quan điểm trên, bạn đọc Phan Nguyễn nói: “Tôi không tin phương pháp của Ông Bằng trong trường hợp xác chị Huyền đã không còn nguyên vẹn. Nó không chỉ bị phân hủy hơn 40 ngày rồi. Mặt khác chắc gì đã còn nguyên nên khả năng bức xạ có cường độ đủ lớn không để máy đo của ông Bằng đủ độ nhạy để bắt được tin hiệu?”.

Về con số tìm được 30-40 cái xác, nickname Linhmoitote phân tích: “Các bạn đọc kỹ nhé. "Trên đoạn sông Hồng chúng tôi phát hiện tới 30-40 cái xác bằng máy đo địa bức xạ." Ông Bằng không nói rõ là xác người nhé, chỉ nói là xác thôi, mà xác thì có lắm loại động vật (trong đó có cả con người) khi chết để lại xác nhé”.

Cùng có sự nghi ngờ về con số này, facebooker sirochanh cho rằng: “Máy đo gì mà gì mà từ 30 đến 40, sai số vậy liệu có chính xác không. Trường hợp mà số lượng nhiều vậy thì xin cấp thẩm quyền vớt hết lên rùi giám định ADN, số còn lại xử lý sau. Đứng trên bờ làm sao ngờ được chuyện dưới nước, nhưng dù sao phương pháp này cũng có hy vọng hơn là phương pháp ngoại cảm”.

Độc giả Kỳ Lân nhận xét: “Phương pháp này không mới, nhưng lần đầu tiên tôi thấy áp dụng tìm hài cốt, nhưng thế này thì phải mang theo tàu để chở xương người, động vật dưới lòng sông, thậm chí cả vàng, quặng, đều có bức xạ mà”.

Nickname congide hoài nghi: “Phương pháp mới không biết có tìm được không chứ theo tôi nếu trường hợp xác chị Huyền bị trôi thì cũng nổi lên. Nếu không trôi thì các thợ lặn trong thời gian qua cũng phát hiện, có trường hợp bị vùi trong cát nếu có dòng chảy mạnh".

Nhưng cũng có nhiều người cho rằng biện pháp này có thể mang lại hiệu quả, nếu không tìm được thi thể nạn nhân vụ Cát Tường mà tìm ra được các thi thể khác cũng là hữu ích. Độc giả Nam chia sẻ: “Nếu máy đó chính xác thì nên trục vớt tất cả lên đi để xác định đâu là chị Huyền, còn hơn là mò tìm nhiều ngày trời, tốn công, mất của như nhau, và còn để những người khác cũng được an nghỉ”.

Bạn Hoài Nam phát biểu: “Quá tốt, khoa học phát triển nên ứng dụng những tiến bộ này vào việc tìm xác sẽ giảm chi phí và hiệu quả cao hơn là mò kim dưới đáy giếng. Tuy nhiên cần kết hợp thêm với đội ngũ trục vớt. Vì khi phát hiện thì nên trục vớt lên để xác định có phải xác chị Huyền không. Nếu chỉ dựa vào máy thì chỉ có thể báo có thi thể chứ không phân biệt được ai”.

(Long Hoàng tổng hợp)

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư