-
Rốt ráo lo nhân lực cho điện hạt nhân -
Khánh Hòa nêu các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá -
TP. Thái Bình chào năm mới 2025 với sức sống mới -
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá
Hiện ngân sách dành cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch vào khoảng 30 tỷ đồng (tương đương 1,5 triệu USD). Mức ngân sách này được đánh giá là “không xứng tầm với một nước có lượng khách quốc tế là 6 triệu khách/năm”.
Hơn nữa, ngành du lịch đang đặt mục tiêu trong Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020 và Kế hoạch hành động Marketing du lịch giai đoạn 2013-2015 là vào năm 2016, Việt Nam sẽ tăng lượng khách du lịch quốc tế thêm 2,2 triệu lượt, đạt 8,2 triệu lượt người.
Để thực hiện được mục tiêu này, theo ước tính của các chuyên gia Chương trình ESRT (Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội), Việt Nam sẽ phải đầu tư 7 triệu USD cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Vì vậy, nếu đề xuất trên được thực hiện, thì năm 2016, Việt Nam sẽ có 8,2 triệu USD để thực hiện xúc tiến, quảng bá nhằm gia tăng lượng khách quốc tế vào Việt Nam.
Theo phân tích của ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist, đề xuất trên hoàn toàn có cơ sở, vì số tiền ngân sách thu được phụ thuộc vào khách du lịch.
“Ngân sách cần trích tiền đầu tư lại cho ngành du lịch dựa trên số lượng khách. Ít nhất, Nhà nước nên cho phép ngành du lịch trích 1 USD/khách. Nếu trích 5 USD/ đầu khách du lịch, thì với 6 triệu khách như hiện nay (trừ thị trường miễn visa), Việt Nam đã có 30 triệu USD/năm để làm công tác xúc tiến, thay vì 1,5 triệu USD", ông Kế phân tích.
Ông Nguyễn Văn Trấn, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Dịch vụ du lịch APEX Việt Nam cho biết, nếu đề xuất trên sớm được phê duyệt, Tổng cục Du lịch có thể xúc tiến sớm một văn phòng đại diện tại Nhật Bản, để xúc tiến, quảng bá cho ngành du lịch Việt Nam.
Theo ông Trấn, hiện Nhật Bản đã đồng ý cho Việt Nam sử dụng miễn phí 2 bàn giao dịch đặt tại một văn phòng ở Tokyo để xúc tiến, quảng bá du lịch. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động của văn phòng này, mỗi năm, ước tính chi phí lên tới 300.000 USD. Hiện 3 công ty liên doanh có lượng khách Nhật Bản tới Việt Nam nhiều nhất là Công ty Liên doanh Dịch vụ du lịch APEX Việt Nam, Công ty TNHH HIS Sông Hàn Việt Nam, Công ty TNHH JTB-TNT đã thỏa thuận sẽ cùng đóng góp 100.000 USD để xây dựng văn phòng này, kinh phí còn lại (200.000 USD) do Tổng cục Du lịch đảm trách.
Tuy nhiên, hiện Tổng cục Du lịch chưa thể có kinh phí để cùng các doanh nghiệp trên xây dựng và duy trì văn phòng đại diện này.
Thừa nhận Tổng cục không thể lo được kinh phí, ông Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ mong muốn đề xuất trên được chấp thuận.
Hải Hà
-
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá -
Nông sản phá kỷ lục xuất khẩu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025 -
Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án -
Tinh gọn bộ máy và những trăn trở -
Công bố Nghị quyết thành lập Thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM