-
Bamboo Airways chính thức mở lại mạng bay thường lệ quốc tế -
Ngành gỗ Bình Định thấp thỏm với quy định mới của EU -
LG tìm thấy "mỏ vàng" mới sau đại dịch -
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel
Nợ thuế hơn 33 tỷ đồng, Công ty CP Da Sài Gòn bị cưỡng chế dừng thủ tục hải quan từ 26/9/2024. |
Theo đề nghị của Cục Thuế TP.HCM, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục Hải quan TP.HCM đã ban hành quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty CP Da Sài Gòn (số 6 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP.HCM)
Công ty CP Da Sài Gòn nợ thuế quá hạn tại Cục Thuế TP.HCM trên 33 tỷ đồng. Để thu hồi nợ thuế, cơ quan Thuế đã có công văn đề nghị Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với công ty này.
Quyết định cưỡng chế nêu trên có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm kể từ ngày 26/9/2024. Quyết định chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
Được biết, Công ty CP Da Sài Gòn được thành lập năm 1998, ngành nghề chính, chuyên sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự; sản xuất yên đệm. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn thực hiện chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất giày dép; sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm rạ và vật liệu tết bện; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng…
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đã bị cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế dừng các thủ tục hải quan. Việc cưỡng chế dừng thủ tục hải quan chỉ chấm dứt khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.
Đầu tháng 9/2024, 5 doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại Thủ Đức, TP.HCM cũng bị cơ quan Hải quan cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.
Dừng làm thủ tục thông quan hàng hóa và tạm hoãn xuất cảnh người có liên quan là hai biện pháp cưỡng chế hiệu quả nhất trong thu hồi nợ thuế.
Ngoài ra, còn có các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định gồm: trích tiền từ tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; ngừng sử dụng hóa đơn; kê biên, bán đấu giá tài sản; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề…
-
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel -
NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” -
Hết quý III/2024, Hòa Phát đạt 92% kế hoạch lợi nhuận năm -
Công bố mở cảng cạn Tiên Sơn tại Từ Sơn, Bắc Ninh -
Vương quốc Anh áp thuế carbon từ năm 2027
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm