
-
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ
-
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
-
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất
-
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
TIN LIÊN QUAN | |
Không sợ đàm tiếu | |
“Bầu Thắng” làm ông chủ nhà băng |
Tại Đại hội đồng cổ đồng thường niên năm 2014, lãnh đạo Kienlongbank cho biết, vì lý do cá nhân, ông Trần Phát Minh, Thành viên HĐQT đã có đơn xin từ nhiệm. Do nhu cầu quản trị, Đại hội đã thông qua và bầu bổ sung thêm 2 thành viên HĐQT mới, nâng lên thành 6 thành viên HĐQT và tăng thêm 1 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2013- 2017.
![]() | ||
Đại hội đồng cổ đồng thường niên năm 2014 của Ngân hàng Kienlongbank |
Trước đó, vào năm 2012, ông Trần Phát Minh nắm cương vị Chủ tịch HĐQT Kienlongbank . Đến tháng 4/2013, bất ngờ ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đồng Tâm được ứng cử và bầu lên chức Chủ tịch HĐQT thay thế ông Trần Phát Minh. Và khi đó ông Trương Hoàng Lương là Phó chủ tịch thường trực HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Kienlongbank (người sáng lập Kienlongbank) cũng có đơn từ nhiệm và rời khỏi ngân hàng này.
Ông Trần Phát Minh sinh năm 1974, cử nhân kinh tế, từng là Kế toán trưởng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam. Đến năm 2012, ông Minh là cổ đông nội bộ lớn nhất chiếm hơn 3,2 % vốn điều lệ Kienlongbank và được bầu vào chức Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Kienlongbank.
Hai thành viên HĐQT mới và được Đại hội bầu bổ sung năm nay của Kienlongbank là ông Võ Văn Châu (sinh năm 1953), cử nhân kinh tế, từng làm ở Ngân hàng Á Châu (ACB) và Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông. Riêng bà Nguyễn Thụy Quỳnh Hương (sinh năm 1976) vừa bầu vào thành viên HĐQT là người cùng quê Long An với ông Chủ tịch HĐQT Võ Quốc Thắng. Bà Hương có trình độ cử nhân kinh tế, làm kinh doanh tự do và chưa hề tham gia lĩnh vực ngân hàng ngày nào.
Ra đời tại tỉnh Kiên Giang, qua 19 năm hình thành và phát triển, Kienlongbank đến nay đã có 26 chi nhánh và hơn 70 phòng giao dịch ở khắp cả nước và vốn điều lệ lên đến trên 3.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 của Kienlongbank có tổng tài sản trên 21.372 tỷ đồng, huy động vốn trên 17.510 tỷ đồng, dư nợ cho vay 12.129 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 2,47%, lợi nhuận trước thuế đạt 393,41 tỷ đồng và chi trả cổ tức hàng năm từ 9%. Lý do lợi nhuận năm nay giảm hơn 67 tỷ đồng so với năm trước là do trích quỹ dự phòng tăng.
Kế hoạch năm 2014, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT cho biết và được cổ đông thông qua, lợi nhuận 419 tỷ đồng (trước thuế), chi trả cổ tức từ 9-10%, huy động vốn 19.505 tỷ đồng, dư nợ cho vay 12.129 tỷ đồng, nợ xấu không quá 2,47% và tổng tài sản nâng từ 21.372 tỷ lên 23.842 tỷ đồng.
Để đạt được các chỉ tiêu trên, HĐQT Kienlongbank đề ra phương châm: an toàn, bền vững, lợi nhuận hợp lý, mở rộng thị phần thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và hướng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Huy Thịnh
-
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400% -
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc -
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số -
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn -
Luật hoá Nghị quyết 42: Một hành lang, nhiều cơ hội
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số