-
Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500 -
MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024 -
Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam -
Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart -
Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín -
Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Đầu tư chuỗi khí - điện LNG cần vốn đầu tư lớn, yêu cầu công nghệ cao, dịch vụ logistic ở trình độ cao |
Với xu hướng khuyến khích năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, chỉ trong 2 năm trở lại đây, đã có khoảng 20.000 MW điện mới được bổ sung vào Quy hoạch Điện VII điều chỉnh.
Ngoài điện mặt trời và điện gió, mảng điện khí LNG cũng được nhiều nhà đầu tư chú ý. Đến nay, đã có gần 30 dự án điện LNG được đề nghị xem xét với tổng công suất lên đến 50 GW.
Mới đây, Thủ tướng đã có chỉ đạo đồng ý bổ sung Trung tâm điện lực LNG Cà Ná (tỉnh Ninh Thuận) và Long Sơn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh và giao cho địa phương lựa chọn chủ đầu tư cho dự án. Giao địa phương tổ chức đấu thầu chọn chủ đầu tư cho dự án (văn bản số 479/TTg-CN ngày 23/4/2020).
Tuy nhiên, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho hay, trong giai đoạn vừa rồi, các nhà đầu tư, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, đã rất cố gắng trong việc đầu tư dự án. Song do có nhiều vướng mắc, nên nhiều dự án đã được ghi trong Quy hoạch Điện VII và Quy hoạch Điện VII điều chỉnh khó vào vận hành.
Với mảng điện khí LNG, theo các chuyên gia, việc sử dụng LNG để sản xuất điện thường đi theo chuỗi gọi là chuỗi khí - điện LNG.
Chuỗi này bao gồm các công trình cảng nước sâu để nhập khẩu LNG; hệ thống kho, bồn chứa và nhà máy hóa khí LNG còn gọi là Terminal; hệ thống phân phối bằng đường ống hay xe bồn cung cấp khí nhiên liệu cho các nhà máy điện và hộ tiêu thụ khác.
Thông thường một Terminal có công suất từ 3 triệu tấn LNG trở lên mới đảm bảo hiệu quả đầu tư. Nếu Terminal phục vụ cho một trung tâm điện lực thì kèm sau đó cần hệ thống đường dây truyền tải để phân phối, giải tỏa hết công suất các nhà máy điện. Tổng mức đầu tư cho một chuỗi khí - điện có thể lên tới chục tỷ USD.
Một chuỗi đầu tư đồ sộ như vậy có thể có nhiều nhà đầu tư tham gia theo từng công đoạn. Đây là công trình hạ tầng nên cần có những chính sách, cơ chế quản lý và hỗ trợ của Nhà nước để vừa đảm bảo khuyến khích dầu tư, vừa có vai trò kiểm soát, quản lý… , tránh tình trạng đầu tư ồ ạt, theo phong trào.
Theo ông Dũng, Quy hoạch điện VIII có định hướng phát triển mạnh các nguồn điện sạch và năng lượng tái tạo nhằm đạt được mục tiêu như Nghị quyết 55/NQ-TW đề ra.
Để đảm bảo các dự án được đưa vào vận hành đúng tiến độ, có hiệu quả, trong quá trình nghiên cứu Quy hoạch điện VIII và Quy hoạch năng lượng Quốc gia, nhiều giải pháp, kiến nghị cơ chế chính sách đã được đặt ra.
Ngoài các giải pháp trên, theo các chuyên gia, còn một giải pháp không phải mới, song nếu tổ chức làm bài bản, nghiêm túc, công khai, minh bạch sẽ là một biện pháp đảm bảo thành công cho chuỗi dự án khí - điện LNG, đó là công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án.
Về mặt pháp lý của công tác đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư cho dự án đã có quy định tại Điều 13, Nghị định 25/2020/ NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư. Ngoài ra, Nghị định 25 cũng quy định Danh mục dự án phải được công bố rộng rãi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, làm cơ sở xác định số lượng nhà đầu tư quan tâm thực hiện dự án…
Tuy nhiên, do còn thiếu hướng dẫn cụ thể, nên việc triển khai trên thực tế nảy sinh những bất cập, lúng túng, đặc biệt đối với cấp địa phương. Do đó, là các bộ, ngành cần sớm ban hành hướng dẫn cụ thể với lĩnh vực này.
Một tín hiệu vui là ngày 8/6/2020 vừa qua, Bộ Công Thương đã có công văn số 4084/BCT-ĐL góp ý thực hiện với nội dung đề nghị các tỉnh xem xét tổng thể cả chuỗi dự án khí - điện LNG, hệ thống đấu nối, truyền tải điện đảm bảo sản xuất thông suốt. Bộ cũng lưu ý các tỉnh cần thực hiện đấu thầu lựa chọn các chủ đầu tư cho dự án dưới góc nhìn tổng thể cả chuỗi và đề nghị xem xét đưa vào đầu bài gọi thầu một số tiêu chí để đánh giá có tính vĩ mô để chọn nhà đầu tư phù hợp nhất.
Đầu tư chuỗi khí - điện LNG cần vốn đầu tư lớn, yêu cầu công nghệ cao, dịch vụ logistic ở trình độ cao, trong khi Việt Nam chưa có kinh nghiệp trong lĩnh vực này. Do đó, để đảm bảo thành công ngoài thực hiện giải pháp đồng bộ từ khâu pháp lý, cơ chế, chính sách khuyến khích, thì việc lựa chọn nhà đầu tư phải thông qua đấu thầu quốc tế, được tổ chức nghiêm túc, công khai và minh bạch; nhà đầu tư được chọn phải đáp ứng các tiêu chí đề ra.
-
Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500 -
MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024 -
Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam -
Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
-
Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín -
Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam -
Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới? -
Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025 -
Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam -
ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả -
Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam