
-
Cảnh báo nguy cơ tấn công APT từ loạt lỗ hổng trên SharePoint Server của Microsoft
-
Người VNPT "vượt lũ, giữ sóng, cõng hàng" cho bà con vùng lũ Nghệ An
-
MobiFone và Agribank hợp tác chiến lược phát triển tài chính toàn diện
-
AI sẽ là “vũ khí” của doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới -
Tiktok bứt tốc, Tiki hụt hơi
Hai mặt của AI
Không thể phủ nhận AI đang tái định hình cách thế giới vận hành. Từ sản xuất đến chăm sóc sức khỏe, tài chính, hành chính công, AI giúp mở ra tiềm năng trong hầu hết lĩnh vực và ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội. Theo tính toán của PwC, đến năm 2030, AI sẽ đóng góp 15,7 nghìn tỷ USD cho kinh tế toàn cầu - hơn cả nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại.
Sự bùng nổ của AI là động lực chính thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các trung tâm dữ liệu. Theo Precedence Research, quy mô thị trường trung tâm dữ liệu toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 125,35 tỷ USD vào năm 2024 lên 364,62 tỷ USD vào năm 2034.
![]() |
Sự bùng nổ của làn sóng AI thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các trung tâm dữ liệu |
Tuy nhiên, đằng sau tốc độ phát triển chóng mặt ấy là áp lực ngày càng lớn lên hệ thống hạ tầng. Một mặt, AI giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua tăng năng suất và tốc độ. Mặt khác, khối lượng công việc khổng lồ của AI kéo theo lượng điện tiêu thụ tăng đột biến tại các trung tâm dữ liệu.
Tháng 11/2024, Deloitte dự báo các trung tâm dữ liệu sẽ chiếm khoảng 2% mức tiêu thụ điện toàn cầu trong năm 2025, tương đương 536 TWh. Con số này dự kiến tăng gấp đôi chỉ trong vòng 5 năm, lên mức 1.065 TWh, chủ yếu do sự phát triển chóng mặt của AI.
Viện Nghiên cứu Điện lực của Mỹ cũng đưa ra con số đáng lo ngại: một truy vấn AI thông thường “ngốn” điện gấp 10 lần so với tìm kiếm trên Internet. Yêu cầu AI tạo nhạc, ảnh và video thậm chí tốn nhiều điện hơn gấp bội. Với 5,45 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu, nhu cầu xử lý dữ liệu, tạo văn bản hay hình ảnh đang đẩy hệ thống AI vào guồng tăng trưởng siêu tốc.
Trong bối cảnh AI là xu thế không thể đảo ngược, bài toán đặt ra là làm sao để vừa tối ưu hóa hiệu suất các trung tâm dữ liệu, vừa giảm thiểu tác động đến môi trường. Câu trả lời nằm ở việc tái thiết kế các trung tâm dữ liệu, các doanh nghiệp phải hiện đại hóa toàn diện, từ tối ưu cấu hình tủ rack, sử dụng các giải pháp làm mát hiệu suất cao như làm mát bằng chất lỏng, quản lý bằng phần mềm thông minh để giám sát theo thời gian thực, đến tối ưu hóa điện năng.
Trung tâm dữ liệu thông minh - chìa khóa phát triển AI bền vững
Tại Việt Nam, hai mục tiêu song song đã được đề ra: trở thành một trong 4 quốc gia dẫn đầu ASEAN và top 50 toàn cầu về AI vào năm 2030, đồng thời cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26. Để hiện thực hóa các mục tiêu này, việc đầu tư bài bản ngay từ đầu vào hạ tầng trung tâm dữ liệu là bắt buộc, nhằm giải quyết bài toán năng lượng.
Lượng điện dùng để vận hành và làm mát thường chiếm 30-60% chi phí hoạt động của trung tâm dữ liệu. Vì vậy, tối ưu năng lượng không chỉ là câu chuyện môi trường, mà còn là bài toán kinh tế. Các trung tâm dữ liệu thông minh đang ứng dụng hệ thống giám sát tải theo thời gian thực, điều chỉnh tự động công suất làm mát và dòng điện theo mức tải AI, vốn dao động lớn trong các phiên huấn luyện và truy vấn.
Do AI đang phát triển theo cấp số nhân, trung tâm dữ liệu không thể giữ nguyên trạng thái cố định. Chúng cần được thiết kế để mở rộng linh hoạt cả về công suất, không gian lắp đặt và khả năng tích hợp thiết bị mới, mà không làm gián đoạn vận hành. Trong bối cảnh đó, mô hình thiết kế mô-đun và chuẩn hóa cấu phần đang trở thành xu hướng phổ biến, giúp trung tâm dữ liệu dễ mở rộng khi có nhu cầu xử lý dữ liệu lớn.
![]() |
Mô hình thiết kế mô-đun và chuẩn hóa cấu phần là một trong các yếu tố giúp trung tâm dữ liệu dễ mở rộng khi có nhu cầu xử lý dữ liệu lớn. |
Bên cạnh đó, giải pháp số là yếu tố cốt lõi trong các trung tâm dữ liệu thế hệ mới, nơi hoạt động giám sát, phân tích và điều phối phải diễn ra theo thời gian thực, trên nền tảng tích hợp. Một ví dụ có thể kể đến là giải pháp EcoStruxure Data Center Solutions của Schneider Electric, giúp tích hợp toàn bộ hệ thống điện, làm mát, tủ rack và quản trị trên một nền tảng, qua đó tối ưu được vận hành, dự báo rủi ro và đảm bảo hiệu suất cao trong môi trường AI tải nặng. Sắp tới, vào giữa tháng 9, doanh nghiệp này cũng sẽ tổ chức Hội nghị Đổi mới Sáng tạo Innovation Day tại Hà Nội, sẽ có chia sẻ một loạt giải pháp mới để thúc đẩy sự phát triển cho hạ tầng số, hạ tầng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.
Nhìn chung, để Việt Nam đón sóng AI hiệu quả và bền vững, cần sự phối hợp giữa các nhà quản lý, doanh nghiệp và đơn vị cung cấp giải pháp. Khi nhu cầu xử lý dữ liệu ngày càng lớn, việc hoạch định và triển khai hạ tầng trung tâm dữ liệu cần được thực hiện từ sớm, với tầm nhìn dài hạn để đảm bảo khả năng thích ứng và phát triển bền vững trong tương lai.

-
Một truy vấn AI tốn điện gấp 10 lần tìm kiếm Internet thông thường: Đâu là lời giải cho bài toán phát triển AI bền vững của Việt Nam? -
AI sẽ là “vũ khí” của doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới -
Tiktok bứt tốc, Tiki hụt hơi -
Cơ chế “vượt khung” để thu hút nhân tài công nghệ -
Những kết quả nổi bật về phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2025 -
Mobile Legends: Bang Bang tái xuất - Bệ phóng mới cho Esports Việt Nam phát triển toàn diện -
Ứng dụng thiết bị giám sát điện tử
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín
-
Symlife - Giải pháp đầu tư kép an cư và sinh lời
-
“Ký ức những huyền thoại” - Giai điệu tri ân từ trái tim Tổ quốc