
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
| ||
Oxfam công bố kết quả nghiên cứu về quyền lao động trong chuỗi cung ứng của Unilever |
(baodautu.vn) Mức lương đủ sống cần được tính và áp dụng thế nào để không dẫn tới thâm hụt ngân sách, lạm phát, giảm công ăn việc làm và giảm năng lực canh tranh của doanh nghiệp và quốc gia.
Mới đây, Tổ chức quốc tế Oxfam tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo chia sẻ và thảo luận kết quả nghiên cứu về quyền lao động trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam, được thực hiện trong năm 2011 với sự hợp tác của Công ty Unilever.
Trong nhiều năm qua, Oxfam đã nỗ lực vận động các công ty hành động cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Với mong muốn cải thiện và hoàn thiện hơn nữa các tiêu chuẩn lao động cho nhân viên và công nhân của mình, Unilever đã đồng ý đề nghị của Oxfam cùng thực hiện nghiên cứu này.
Ở Việt Nam, Unilever có khoảng 1.500 lao động trực tiếp, sản xuất các mặt hàng thuộc ngành hàng chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, thực phẩm và còn có các chuỗi cung ứng lớn. Công ty đã cung cấp cho Oxfam quyền tiếp cận không hạn chế với toàn bộ nhân viên, bộ máy hoạt động, cơ sở dữ liệu và các nhà cung cấp của Unilever ở Việt Nam. Điều này đã giúp Oxfam đánh giá được các tiêu chuẩn lao động dựa trên tiêu chuẩn toàn cầu và địa phương.
Nghiên cứu đã tập trung vào các vấn đề quan trọng đối với người lao động mà các doanh nghiệp vốn rất khó đánh giá và quản lý, đó là quyền thương lượng tập thể, lương đủ sống, giờ làm việc và lao động thời vụ. Trong đó, vấn đề nhận được sự quan tâm lớn và gây ra nhiều tranh luận là lương đủ sống (Living Wage). Cụ thể, mức lương đủ sống mà Oxfam đưa ra đối với người lao động tại Việt Nam là 5,42 triệu đồng/tháng.
Về góc độ “lương đủ sống” ở Việt Nam đang còn nhiều vấn đề. Nhiều quan điểm cho rằng, nếu mức lương đủ sống được áp dụng bất hợp lý sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách, lạm phát, giảm công ăn việc làm… vốn là những vấn đề vĩ mô quan trọng với bất kỳ một nền kinh tế nào, trong đó có Việt Nam. Theo Oxfam, Việt Nam đang trải qua thời kỳ lạm phát cao, mức lạm phát trung bình giai đoạn 2007-2012 là 13,05%. Đây cũng là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần nghiên cứu cho những chính sách lao động - tiền lương về sau.
Hơn nữa, mức lương đủ sống còn là một yếu tố quan trọng xác định lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực, nhất là trong bối cảnh mức tăng lương tại Việt Nam đã và đang tăng nhanh hơn so với mức tăng năng suất lao động.
“Tiền lương của người lao động phải được trả gắn với năng suất lao động. Chúng ta phải thực hiện cơ chế chia sẻ từ lợi nhuận. Lương sẽ tăng khi năng suất lao động tăng và ngược lại. Phải hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động”, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nói.
Như vậy, nghiên cứu của Oxfam tại Unliver sẽ thúc đẩy Chính phủ cũng như các đối tác khác ngoài doanh nghiệp phải làm thế nào để giảm khoảng cách “lương đủ sống” giữa các tiêu chuẩn quốc tế. “Việt Nam sẽ lưu ý đến cơ sở xác định mức lương tối thiểu và lương đủ sống để đưa ra một căn cứ nhất quán xác định mức chi trả của người sử dụng lao động có đảm bảo đời sống của người lao động”, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết.
Liên quan vấn đề này, theo bà Lê Kim Dung, Trưởng đại diện Oxfam Anh tại Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải có nhiều hành động thực tiễn, sẵn sàng tiếp nhận những gợi ý thay đổi trong Hiệp định Khung của Liên hiệp quốc về Kinh doanh và Quyền con người. Như vậy, sẽ giúp các doanh nghiệp có thể cải thiện tiêu chuẩn lao động cho đội ngũ nhân viên và công nhân của mình.
Vũ Anh
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower