
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan
-
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
-
Mỹ đưa hơn 50 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế tiếp cận AI, bán dẫn
-
Mercedes chi nửa triệu USD để tinh gọn bộ máy -
Tổng thống Trump: Sẽ "có sự linh hoạt" trong thuế quan "có đi có lại"
Bộ Tài chính Mỹ công bố bản hướng dẫn cho các thành viên thị trường sắp xếp tuân thủ quy định áp đặt mức giá trần với năng lượng nhập khẩu từ Nga.
Các quy định về mức giá trần sẽ có hiệu lực kể từ ngày 5/12/2022 đối với sản phẩm dầu thô từ Nga và ngày 5/2/2023 với các chế phẩm từ dầu.
Bản hướng dẫn này bước đầu trả lời câu hỏi chủ chốt: Làm cách nào xác định Mỹ và các nước đồng minh đã mua dầu dưới mức giá trần? Theo đó, hướng dẫn của Bộ Tài chính Mỹ chia làm 3 "lớp rào".
Thứ nhất, các nhà giao dịch, môi giới và công ty lọc hoá dầu với hoạt động trực tiếp với doanh nghiệp dầu khí Nga được yêu cầu giữ các tài liệu về giá cả hàng hoá và chia sẻ thông tin với các thành viên thị trường khác, bao gồm các ngân hàng, tổ chức trung gian.
Thứ hai, các nhà băng cần lưu giữ tài liệu về các khoản thanh toán, tài chính với việc nhập khẩu dầu tư Nga. Ngân hàng được yêu cầu nắm bắt giá cả, có sự so sánh với các nguồn hàng khác và yêu cầu khách hàng tuân thủ việc mua dầu dưới mức giá trần.
Thứ ba, các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm phải yêu cầu khách hàng cam kết sẽ tuân thủ việc mua dầu với các quy định về giá trần.
Tất cả các bên phải lưu giữ các tài liệu liên quan trong vòng 5 năm.
Hướng dẫn của Bộ Tài chính cũng cho biết, những người mua dầu mỏ của Nga với giá cao hơn mức giá trần mà cố tình cung cấp tài liệu sai lệch có thể bị điều tra vì vi phạm lệnh trừng phạt. Các chính phủ tham gia áp giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga sẽ chia sẻ thông tin để hỗ trợ quá trình điều tra này.
Bên cạnh đó, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đồng ý kêu gọi các nước tham gia từ chối cung cấp dịch vụ bảo hiểm, tài chính, môi giới, hàng hải và các dịch vụ khác cho tàu chở dầu và các sản phẩm dầu của Nga có giá cao hơn mức giá trần mà G7 sẽ ấn định.
Mỹ và các đồng minh vẫn đang trong quá trình xây dựng chính sách giá trần với sản phẩm dầu khí từ Nga với 2 mục tiêu: đảm bảo nguồn cung dầu khí từ Nga vẫn hiện diện trên thị trường toàn cầu, đồng thời hạn chế doanh thu từ dầu mỏ của Nga.
-
Thuế quan "có đi có lại" là gì? Nền kinh tế nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất? -
Kinh tế Mỹ với nỗi lo đình lạm -
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
EU đầu tư 1,3 tỷ euro thúc đẩy chủ quyền công nghệ và AI -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025 -
Chiến tranh thương mại lấn sang trận địa mới -
Tổng thống Trump áp thuế 25% đối với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ
-
1 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
2 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
3 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
4 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/4
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics