-
Bầu cử Mỹ: Chìa khóa vào Nhà Trắng vẫn đặt ở "Vành đai rỉ sét"? -
Bầu cử Mỹ: Trump - Harris giằng co ở tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" -
Những điều cần biết về bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 -
BoJ giữ nguyên lãi suất cơ bản, khẳng định vẫn đang đi đúng hướng -
Bầu cử Mỹ: Khoảng cách dẫn trước của bà Harris so với ông Trump đã hẹp lại -
Nhà đầu tư chọn châu Á làm nơi ẩn náu trước thềm bầu cử Mỹ
Container ùn tắc tại cảng Los Angeles vào ngày 28/9/2021. Ảnh: AFP |
Một số quan chức cấp cao giấu tên của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chia sẻ với đài CNBC về các kế hoạch đầu tư nâng cấp cảng biển. Theo đó, trong vòng 60 ngày tới, chính quyền Mỹ sẽ làm việc với Công binh lục quân (ACE) - cơ quan quản lý xây dựng và thiết kế các công trình công cộng hàng đầu Mỹ - về kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD xây dựng các công trình tại các cảng ven biển, đường thủy nội địa cũng như các cơ sở hạ tầng khác của cơ quan này.
Mỹ đã xác định và ưu tiên nâng cấp 3,4 tỷ USD cho các công trình cảng biển nhằm cải thiện lưu thông thương mại quốc tế qua khu vực biên giới phía Bắc và phía Nam. "Đây là quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng đã cũ kỹ mà rõ ràng nó là một điểm nghẽn trong quá khứ", vị quan chức giấu tên nói.
Các quan chức của chính quyền Tổng thống Biden cho biết thêm, Mỹ đã lên kế hoạch chuẩn hóa các quy định chia sẻ dữ liệu đối với các hãng tàu, đơn vị vận hành cầu cảng và nhà ga, đường sắt, xe tải, nhà kho, và chủ hàng.
Một quan chức Mỹ cho biết: "Hiện không có nhiều chia sẻ dữ liệu giữa khu vực tư nhân và những bên tham gia vào chuỗi vận chuyển hàng hóa". Thiếu trao đổi dữ liệu gây ra sự chậm trễ và kém hiệu quả trong vận chuyển hàng hóa.
Cơ quan Dịch vụ Kỹ thuật số Mỹ đang làm việc với Ủy ban Hàng hải Liên bang và Văn phòng chương trình tổng hợp tại Bộ Giao thông Vận tải để xây dựng khung dữ liệu hỗ trợ vận tải hiệu quả hơn.
Các chuỗi cung ứng toàn cầu chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19 trong gần 2 năm qua và đang căng sức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao trở lại, đối phó với tình trạng thiếu lao động và hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Những yếu tố này đã đẩy chi phí vận chuyển và lạm phát tăng cao.
Tổng thống Biden dự kiến sẽ thăm cảng Baltimore vào ngày mai 11/11 để thảo luận về việc triển khai dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hơn 1.000 tỷ USD, nâng cấp hệ thống cảng biển và củng cố chuỗi cung ứng.
Dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng hơn 1.000 tỷ USD là khoản đầu tư liên bang lớn nhất trong lịch sử "xứ cờ hoa", trong đó một khoản chi tiêu khổng lồ sẽ được phân bổ đầu tư nâng cấp đường xá, cầu, sân bay, cảng biển, và hệ thống đường sắt. Riêng các cảng biển và cảng nội địa, đường thủy và cảng nhập cảnh dọc biên giới, Mỹ dự kiến chi 17 tỷ USD đầu tư nâng cấp các công trình này.
Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ bổ sung khoảng 110 tỷ USD để sửa chữa cầu đường và đầu tư cho các dự án giao thông lớn trên cả nước.
Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 10 vừa qua, Tổng thống Mỹ, Liên minh châu Âu, và các nhà lãnh đạo từ 14 quốc gia khác đã nhất trí tăng cường hợp tác để khắc phục những gián đoạn chuỗi cung ứng trong thời gian tới.
"Chuỗi cung ứng là vấn đề mà hầu hết chúng ta không nghĩ đến, cho tới khi nó gặp vấn đề. Trong đại dịch, chúng ta thấy hàng hóa bị ứ đọng và lưu thông bị đình trệ, từ ô tô, đồ điện tử, đến các mặt hàng giày dép, đồ nội thất", Tổng thống Biden đánh giá.
Ông chủ Nhà Trắng cho rằng: "Kết thúc đại dịch là chìa khóa để giải nút thắt (chuỗi cung ứng - BTV). Nhưng chúng ta cùng các đối tác ở khu vực tư nhân, phải hành động ngay để hạn chế tình trạng hàng hóa ứ đọng như hiện nay".
Để giải phóng lượng hàng hóa tắc nghẽn kéo dài, trong tháng 10 chính quyền Mỹ đã cho vận hành 24/7 cặp cảng Los Angeles và Long Beach của California. Đây là hai khu phức hợp cảng bận rộn nhất nước Mỹ, xử lý đến 40% lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
-
Các thương vụ M&A công nghệ tạo tiền đề cho đột phá mới -
Bầu cử Mỹ: Trump - Harris giằng co ở tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" -
Những điều cần biết về bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 -
Bầu cử Mỹ: Tổng thống kế nhiệm sẽ đối diện thách thức cân bằng kinh tế -
Lượng khí đốt Nga bơm sang châu Âu tăng lên gần mức tối đa -
Trung Quốc nới lỏng quy định đầu tư nước ngoài vào công ty niêm yết -
Đông Nam Á hưởng lợi khi Fed hạ lãi suất
-
1 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
2 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
3 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
4 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức -
5 Doanh nghiệp Nhật Bản “săn” mục tiêu M&A xuyên biên giới
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024
- SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng
- Khu vực Đông Bắc - Tọa độ vàng đầu tư của bất động sản Thủ đô
- Coteccons được vinh danh "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024"
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số
- FIATO AIRPORT CITY - đầu tư an toàn và bền vững với 2 tiêu chuẩn “vàng”