-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Theo dự luật mà Hạ viện vừa thông qua, Mỹ dự chi 550 tỷ USD đầu tư mới vào các dự án giao thông, mạng lưới hạ tầng tiện ích và băng thông rộng. Ảnh: AFP |
Việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hơn 1.000 tỷ USD vào ngày 5/11 là bước tiến quan trọng để Nhà Trắng để xem xét ban hành.
Trước đó, dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua vào tháng 8. Theo đó, Mỹ sẽ tập trung nâng cấp các công trình giao thông, hạ tầng tiện ích và băng thông rộng. Việc thông qua đạo luật có lẽ là thành tựu cụ thể nhất của chính quyền Tổng thống Biden kể từ sau khi gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD được ban hành vào mùa xuân năm nay.
Nhiều năm qua, Washington đã thất bại để thông qua một dự luật lớn nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông và công trình tiện ích quan trọng xuống cấp do thời tiết khắc nghiệt. Việc thông qua một dự luật đầu tư quy mô đến 1.000 tỷ USD được kỳ vọng giúp Mỹ nâng cấp năng lực vận chuyển hàng hóa, một điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng đang khiến giá cả hàng hóa tại Mỹ tăng cao.
Cuộc bỏ phiếu thông qua dự luật hôm 5/11 tại Hạ viện Mỹ diễn ra sau một ngày đầy tranh cãi về cách thức triển khai thực hiện hai đạo luật quan trọng trong chương trình nghị sự của đảng Dân chủ. Các thành viên đảng Dân chủ đã bước vào ngày bỏ phiếu hôm 5/11 với dự tính thông qua cả hai dự luật, bao gồm: dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hơn 1.000 tỷ USD của lưỡng đảng và dự luật cải tổ mạng lưới an sinh xã hội và gói chi tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu trị giá 1.750 tỷ USD của đảng Dân chủ.
Sau nhiều giờ đàm phán, cộng với việc Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc giục các nhà lập pháp ủng hộ dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng tại một cuộc họp kín của các thành viên cấp tiến, cánh tự do của đảng Dân chủ đã nhận được sự đảm bảo từ những nhân vật trung tâm rằng họ sẽ ủng hộ dự luật chi tiêu 1.750 tỷ USD.
Hạ nghị sĩ Pramila Jayapal, Chủ tịch nhóm Cấp tiến tại Hạ viện Mỹ cho biết nhóm này đã đạt được thỏa thuận ủng hộ dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hơn 1.000 tỷ USD để đổi lấy cam kết ủng hộ thông qua dự luật cải tổ mạng lưới an sinh xã hội chậm nhất vào ngày 15/11.
Trong một tuyên bố sau cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ "tạo ra hàng triệu việc làm, biến khủng hoảng khí hậu thành cơ hội và đưa chúng ta vào con đường giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế trong thế kỷ XXI".
Tổng thống Biden có thể sớm ký ban hành dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng mà Hạ viện vừa thông qua, trong khi dự luật cải tổ mạng lưới an sinh xã hội và gói chi tiêu ứng phó biến đổi khí hậu được cho rằng có thể sẽ cần thêm thời gian vài tuần nữa.
Dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng của Mỹ dự kiến dành khoảng 550 tỷ USD đầu tư mới cho các dự án giao thông, mạng lưới hạ tầng tiện ích và băng thông rộng. Trong đó, khoảng 110 tỷ USD sẽ được đầu tư vào cầu và đường bộ và các dự án lớn khác, 66 tỷ USD sẽ được rót vào hệ thống đường sắt chở khách và hàng hóa, còn 39 tỷ USD sẽ được dùng để cải thiện hệ thống giao thông công cộng.
Mỹ cũng dự kiến đầu tư 65 tỷ USD cho hạ tầng băng thông rộng, một ưu tiên hàng đầu mà nhiều nhà lập pháp kêu gọi sớm triển khai sau khi đại dịch Covid-19 càng làm hằn sâu sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận internet của các hộ gia đình và học sinh trên khắp nước Mỹ.
Bên cạnh đó, Washington cũng dự kiến chi 55 tỷ USD để nâng cấp các hệ thống nước, bao gồm khoản đầu tư thay thế các đường ống dẫn nước nhiễm chì.
Trước khi Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng, Bộ trưởng Giao thông vận tải Pete Buttigieg trả lời trên kênh truyền hình trả tiền MSNBC rằng: "Ngay khi Tổng thống ký ban hành luật, Bộ này sẽ chỉ đạo các bộ phận triển khai". Tuy nhiên, các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn có thể vẫn phải mất nhiều năm để hoàn thành sau khi Quốc hội Mỹ cấp vốn.
-
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024