
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan
-
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
-
Mercedes chi nửa triệu USD để tinh gọn bộ máy
-
Tổng thống Trump: Sẽ "có sự linh hoạt" trong thuế quan "có đi có lại" -
Quyết định giữ nguyên lãi suất, Fed vẫn dự kiến 2 đợt cắt giảm trong năm 2025
![]() |
Các công ty có tên danh sách đen của Mỹ bị cáo buộc hành động trái với lợi ích an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Washington. Ảnh: AFP |
Cơ quan Công nghiệp và An ninh thuộc Bộ Thương mại Mỹ hôm 25/3 đã bổ sung 80 tổ chức/đơn vị vào "danh sách các thực thể", trong đó có hơn 50 công ty của Trung Quốc. Theo đó, Washington cấm các công ty Mỹ cung cấp hàng hóa dịch vụ cho những đơn vị có tên trong danh sách đen nếu không có giấy phép của chính phủ.
Cơ quan này lý giải, các công ty trên bị đưa vào danh sách đen vì bị cáo buộc hành động trái với lợi ích an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ, như một phần trong nỗ lực hạn chế hơn nữa sự tiếp cận của Bắc Kinh đối với công nghệ điện toán exascale (loại công nghệ giúp xử lý lượng dữ liệu khổng lồ ở tốc độ rất cao) cũng như các công nghệ lượng tử.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, hàng chục thực thể Trung Quốc đã bị nhắm mục tiêu vì bị cáo buộc liên quan đến việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến, siêu máy tính và chip AI hiệu suất cao cho mục đích quân sự. Ngoài ra, có hai công ty đang cung cấp cho các thực thể bị Mỹ trừng phạt, gồm Huawei và HiSilicon - nhà sản xuất chip liên kết của tập đoàn này.
Trước đó, Mỹ đã đưa 27 thực thể Trung Quốc vào danh sách đen vì nhập khẩu các mặt hàng có nguồn gốc từ Mỹ để hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh, cùng với 7 thực thể khác vì đã giúp thúc đẩy năng lực công nghệ lượng tử của Trung Quốc.
Danh sách đen mà Mỹ vừa bổ sung cũng có 6 công ty con của công ty điện toán đám mây Trung Quốc Inspur Group - một doanh nghiệp đã bị chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden đưa vào danh sách đen vào năm 2023.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 26/3 đã "lên án mạnh mẽ" các hạn chế xuất khẩu, đồng thời kêu gọi Mỹ "ngừng khái quát hóa an ninh quốc gia", Reuters đưa tin.
Động thái của Mỹ "đã tạo ra một mạng lưới ngày càng lớn nhắm vào các quốc gia thứ ba, các điểm trung chuyển và trung gian", theo ông Alex Capri, giảng viên cao cấp tại Đại học Quốc gia Singapore.
Ông Capri cho rằng các công ty Trung Quốc đã xoay xở để tiếp cận các công nghệ kép chiến lược của Mỹ thông qua một số bên thứ ba, ám chỉ đến những lỗ hổng giúp các công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ, bất chấp các hạn chế của Nhà Trắng.
"Các quan chức Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động theo dõi và truy tìm nhằm vào hoạt động buôn lậu chất bán dẫn tiên tiến do Nvidia và Advanced Micro Devices sản xuất", ông Capri nhận định.
Việc mở rộng danh sách hạn chế xuất khẩu diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng do chính quyền Tổng thống Trump tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Sự phát triển nhanh chóng của công ty khởi nghiệp Trung Quốc DeepSeek đã thúc đẩy việc áp dụng các mô hình AI giá rẻ nguồn mở ở thị trường tỷ dân, gây áp lực lên các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Mỹ với các mô hình độc quyền có chi phí cao hơn.
Trước khi ông Trump trở lại nắm quyền Nhà Trắng ở nhiệm kỳ thứ hai, chính quyền Tổng thống Biden đã áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu toàn diện đối với Trung Quốc, từ chất bán dẫn đến siêu máy tính theo một chính sách được gọi là "sân nhỏ, rào cao".
Phương pháp tiếp cận trên nhằm áp đặt các hạn chế đối với một số ít công nghệ có tiềm năng quân sự đáng kể trong khi vẫn duy trì trao đổi kinh tế bình thường ở các lĩnh vực khác.
Thứ trưởng Thương mại Mỹ Jeffrey I. Kessler cho biết cơ quan này đang "gửi một thông điệp rõ ràng, vang vọng" rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ ngăn chặn các công nghệ của Mỹ "bị sử dụng sai mục đích cho điện toán hiệu suất cao, tên lửa siêu thanh, huấn luyện máy bay quân sự và UAV (máy bay không người lái) đe dọa đến an ninh quốc gia của chúng tôi".
"Danh sách thực thể là một trong nhiều công cụ mạnh mẽ mà chúng tôi có, nhằm xác định và ngăn chặn các đối thủ nước ngoài tìm cách sử dụng công nghệ Mỹ cho mục đích xấu", ông Kessler nói thêm.

-
Tổng thống Trump áp thuế 25% đối với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ -
Mỹ đưa hơn 50 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế tiếp cận AI, bán dẫn -
Khảo sát CNBC: Suy thoái kinh tế Mỹ sẽ xuất hiện vào nửa cuối năm 2025 -
Indonesia tìm cách chen chân vào thị trường sầu riêng Trung Quốc -
Anh đầu tư 13 tỷ USD cho dự án đường hầm qua sông Thames -
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế 25% với các quốc gia mua dầu mỏ của Venezuela -
Các nhà bán lẻ Mỹ "chịu trận" thuế quan, mắc kẹt đàm phán giá với bên cung ứng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh