
-
Ông Đỗ Tiến Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc Điện lực Hà Tĩnh
-
Vicem Hải Vân gia công sản phẩm cho Vicem Hoàng Thạch
-
Doanh nghiệp khởi nghiệp tìm điểm tựa từ Nghị quyết 68
-
Doanh nghiệp nhỏ còn chần chừ với AI vì chi phí cao
-
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD -
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than
Doanh nghiệp này còn đang đứng trước cơ hội hợp tác với chuỗi siêu thị lớn nhất thế giới.
![]() |
Cồn rửa tay, gel rửa tay diệt khuẩn thương hiệu Lily của Mỹ Hảo trong siêu thị tại Hoa Kỳ. |
“Vua đi thị trường”
Người trong nghề như ông Lương Vạn Vinh, nhà sáng lập thương hiệu Mỹ Hảo, không cho phép bản thân bàng quan trước sự việc mà mình cho là bất bình thường.
“Hồi cuối tháng 1/2020, tôi thấy một dải tiệm thuốc tây dọc đường gần bệnh viện Chợ Rẫy bán một chai gel rửa tay nhỏ xíu mà giá 100.000 đồng, còn bình nửa lít là 400.000 đồng. Nếu bán đắt như vậy thì người có thu nhập thấp làm sao mua nổi”, ông Vinh chia sẻ về động lực khiến Mỹ Hảo bắt tay vào sản xuất sản phẩm này.
Dù lần đầu sản xuất gel, dung dịch diệt khuẩn, nhưng ông Vinh tự tin vào hệ thống máy móc, nhà xưởng và công nhân đang có, cũng như nguyên liệu không quá khó để kiếm tìm bởi Mỹ Hảo vẫn đang sản xuất 4 loại nước hoa.
Sau khi Mỹ Hảo công bố sản xuất và 2 tuần sau đó, sản phẩm được ra đời thì dịch bùng phát mạnh ở nước ngoài, đặc biệt tại Hoa Kỳ - nơi mà 6 người con của ông Vinh đang định cư mà không thể tìm mua được khẩu trang hay gel rửa tay diệt khuẩn.
Ngay sau đó, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mỹ Hảo quyết định xuất khẩu xà phòng rửa tay (loại lỏng), gel rửa tay và dung dịch sát khuẩn dạng xịt sang Hoa Kỳ.
Đây là thị trường nhiều năm qua vẫn tiêu thụ nước giặt, nước rửa chén của Mỹ Hảo, nhưng đây là lần đầu tiên họ xuất khẩu nhóm sản phẩm do Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quản lý.
Để có được giấy phép của FDA khá khó khăn. Các công ty dịch vụ chào với mức giá lên tới 500 triệu đồng, cùng thời gian chờ đợi khoảng 3 tháng. Cộng thêm thời gian vận chuyển đến khi cập cảng Hoa Kỳ phải cần thêm từ 20-25 ngày nữa. Người làm kinh doanh như ông Vinh không chấp nhận việc ngồi chờ để vụt mất cơ hội. Bởi thế, ông quyết định giao cho cô con gái đang ở Hoa Kỳ lo liệu việc xin giấy phép của FDA.
“Con gái tôi từng làm FDA cho công ty ở Hoa Kỳ nên biết luật. Tôi chuẩn bị rồi gửi hồ sơ sang, con tôi tự hoàn thiện nên chi phí ít hơn, thời gian cũng nhanh hơn, chỉ gần 1 tháng là có giấy phép”, ông Vinh nói.
Tuy mức lãi sản phẩm chỉ khoảng 10%, tổng giá trị mỗi container gel sát khuẩn chỉ từ 200 - 300 triệu đồng, nhưng những lần thông quan thuận lợi các lô hàng này đang mở cho Mỹ Hảo cơ hội mới.
“Anh Vinh là vua đi thị trường. Chúng tôi, những người ròng rã tổ chức mấy trăm phiên chợ hàng Việt về nông thôn vẫn thường nói với nhau như vậy. Về những xóm ấp xa xôi nhất, đoàn doanh nghiệp đi thường không thiếu mặt anh Vinh. Anh thường sẵn sàng đứng giữa phiên chợ, biểu diễn sử dụng kem giặt bằng những mảnh khăn nhiều màu. Nghe nói Mỹ Hảo xuất khẩu gel và chất rửa tay diệt khuẩn qua Mỹ, tôi giật mình”, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao nhận xét về người sáng lập thương hiệu Mỹ Hảo.
Chú trọng thị trường nội
Đến nay, 7 container sản phẩm diệt khuẩn mang thương Lily của Mỹ Hảo đã được xuất khẩu vào Hoa Kỳ và mặt hàng kế tiếp chuẩn bị lên kệ là nước rửa chén diệt khuẩn, hiện đang chuẩn bị giấy phép FDA.
“Trước mắt, tôi sẽ đầu tư cho phí thuê kho trong một năm vì thời gian đầu chắc chắn sẽ lỗ. Tôi cố gắng để các con cùng tập sự qua đợt xuất khẩu sản phẩm gel diệt khuẩn lần này như lần đề ga chạy thử đầu tiên”, ông Lương Vạn Vinh kỳ vọng.
Chưa hết, vòng đàm phán hợp tác với Walmart - nhà bán lẻ hàng đầu của Hoa Kỳ đang dần đi đến ký kết.
“Tôi còn đang thương thảo trước khi ký, vì họ trả cho mình giá rất thấp, nhưng bù lại là đặt số lượng rất lớn, có thể vài trăm tấn mỗi ngày”, ông Vinh nói.
Hiện, các thị trường nước ngoài mang về từ 7-8% trong tổng doanh thu của Mỹ Hảo. Ông Vinh nhìn thấy cơ hội nếu mở rộng quốc gia tiêu thụ dù chắc chắn cạnh tranh, ép giá là câu chuyện muôn thuở người kinh doanh phải đối mặt.
Liệu thị trường nội địa có bị bỏ rơi khi Mỹ Hảo chú tâm hơn cho thị trường xuất khẩu?
Nhà sáng lập thương hiệu Mỹ Hảo cho biết, Công ty luôn chú trọng thị trường nội.
“Unilever từng đề nghị tôi làm gia công với họ và tôi đồng ý với điều kiện vẫn giữ nguyên thương hiệu của mình, chỉ mở thêm nhà máy để làm hàng gia công của họ, nhưng họ không chịu”, ông Vinh kể về lần mà đối thủ đề nghị hợp tác.
Ông Vinh đang tính toán đầu tư máy móc sản xuất các loại khăn ướt diệt khuẩn dùng một lần. Theo ông, phải đầu tư thì mới có cơ hội phát triển. Con trai cả của ông là Lương Tuấn Hùng tốt nghiệp thạc sỹ kinh doanh ở Hoa Kỳ đã về Việt Nam cùng ông điều hành Mỹ Hảo.
 on local server. Be sure to CHMOD your directory to 777.)
-
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD -
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than -
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội - Milan (Italia), mở rộng kết nối với châu Âu -
Hải quan khu vực XVI mới chính thức hoạt động, đảm bảo thông suốt xuất nhập khẩu -
Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp -
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu