-
Vương quốc Anh áp thuế carbon từ năm 2027 -
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hợp tác với Trung tâm Giao lưu Thanh niên Quốc tế Trung Quốc -
EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp -
Doanh nghiệp gia đình Việt đang nhìn thấy cơ hội "trăm năm tuổi" -
THACO nhịp nhàng kế hoạch đầu tư mới, hướng mốc doanh thu 1 tỷ USD xuất khẩu nông sản -
Bắc Ninh định kỳ đối thoại “không khoảng cách” để gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nhân
DOC cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam được xác định biên độ phá giá ở mức từ 2,67% đến 22,82%. |
Theo thông tin từ Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương), Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi dún polyester (PTY) của Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.
Trong vụ việc này, các doanh nghiệp Việt Nam được xác định biên độ phá giá ở mức từ 2,67% đến 22,82%.
Biên độ phá giá sơ bộ của các doanh nghiệp Indonesia từ 7,45% đến 26,07%. Biên độ phá giá của các doanh nghiệp Thái Lan ở mức 14,8-56,08%. Trong khi đó, tất cả các doanh nghiệp của Malaysia phải chịu mức thuế là 17,35%.
Sau khi ban hành kết luận sơ bộ, theo thông lệ các vụ việc trước đây, DOC có thể tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với doanh nghiệp trong thời gian tới để xác minh lại các thông tin đã gửi trong bản trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Hoa Kỳ thông báo sẽ không tiến hành thẩm tra tại chỗ mà yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin bổ sung để thẩm tra số liệu trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Do đó, trong thời gian tới, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sợi PTY liên quan tiếp tục hợp tác chặt chẽ, đầy đủ với cơ quan điều tra và Cục Phòng vệ thương mại để đảm bảo kết quả tích cực của vụ việc.
DOC dự kiến ban hành kết luận cuối cùng vụ việc này trước ngày 9/10/2021.
Tháng 11/2020, DOC thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi dún polyester (PTY) của Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Sản phẩm bị điều tra của Việt Nam gồm các mã HS: 5402.33.3000 và 5402.33.6000. Giai đoạn Hoa Kỳ thông báo tiến hành điều tra từ 01/4/2020 – 30/9/2020, biên độ bán phá giá cáo buộc là 54,13%.
Dữ liệu của Hoa Kỳ cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu PTY của Việt Nam sang thị trường này trong 3 năm từ 2017 đến 2019 lần lượt là 490.000 USD, 778.000 USD và 4,5 triệu USD. Nhập khẩu từ Việt Nam chiếm khoảng 8,7 % tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ trong giai đoạn từ tháng 9/2019 – tháng 8/2020.
Cách đây ít ngày, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiếp nhận Đơn kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi kéo dãn toàn phần có xuất xứ hoặc nhập khẩu Việt Nam. Năm 2020 Thổ nhĩ Kỳ khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm sợi từ polyester có mã HS 5503.20.00,
-
THACO nhịp nhàng kế hoạch đầu tư mới, hướng mốc doanh thu 1 tỷ USD xuất khẩu nông sản -
Bắc Ninh định kỳ đối thoại “không khoảng cách” để gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nhân -
Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã âm thầm lớn lên, thành đầu đàn, dẫn dắt -
Hoà Phát với giấc mơ Top 20 ngành thép thế giới -
Ngày Doanh nhân Việt Nam, nói về Luật Doanh nghiệp và quản trị tốt -
Gemadept rót tiền vào cảng Nam Đình Vũ; VinFast huy động 2.000 tỷ trái phiếu; Hòa Phát chạy thử Dung Quất 2 -
Sứ mệnh tiên phong của doanh nghiệp Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk