
-
Ngoài nhôm và thép, Tổng thống Trump đưa 3 mặt hàng khác vào "tầm ngắm" đánh thuế 25%
-
Australia cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
-
Thống đốc Fed: Cần có thêm tiến triển về lạm phát trước khi hạ lãi suất
-
Đội ngũ của Tổng thống Trump sắp đến Saudi Arabia để đàm phán hòa bình Nga - Ukraine
-
Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm mạnh nhất trong gần 2 năm -
Ấn Độ, Mỹ nhất trí giải quyết bất đồng thương mại và thuế quan
![]() |
Nhà máy lọc dầu Isfahan ở Iran. (Ảnh: Getty Images/TTXVN) |
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent vừa công bố kế hoạch siết chặt trừng phạt Iran, với mục tiêu cắt giảm mạnh sản lượng xuất khẩu dầu thô của quốc gia này.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Fox Business hôm 14/2, ông Bessent cho biết Iran hiện đang xuất khẩu từ 1,5 đến 1,6 triệu thùng dầu mỗi ngày. Tuy nhiên, Mỹ cam kết sẽ đưa con số này xuống mức 100.000 thùng/ngày, tương đương mức giảm 90% so với hiện tại. Đây được xem là sự tiếp nối chính sách cứng rắn mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên, khi Washington thành công trong việc cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran từ 3 triệu thùng/ngày (2017) xuống còn 400.000 thùng/ngày (2019).
Theo tiết lộ từ báo The National News của UAE, Tổng thống Trump đã ký một thông báo nội bộ tuần trước, chỉ đạo Bộ Tài chính Mỹ tăng cường các biện pháp gây "áp lực kinh tế tối đa" lên Iran.
Ông Bessent cho biết, với kế hoạch này, Iran sẽ gặp khó khăn kinh tế nghiêm trọng, cùng với mức lạm phát cao và thâm hụt ngân sách khổng lồ. Ngay sau thông báo của Tổng thống Trump, Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành các biện pháp trừng phạt đối với 3 tàu chở dầu của Iran.
Chiến dịch gây sức ép này bắt đầu sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 (JCPOA) và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đã được dỡ bỏ trước đó. Tổng thống Trump nhiều lần chỉ trích JCPOA là một thỏa thuận một chiều và không đủ sức ngăn cản chương trình hạt nhân của Tehran.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định Mỹ không thể giảm khối lượng xuất khẩu dầu của Iran xuống mức gần bằng 0 mà không nhắm vào các bên trung gian, cũng như những nước mua cuối cùng. Theo dữ liệu của trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế CEIC, sản lượng dầu thô của Iran đã ghi nhận mức 3,28 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2025. Do đó, các chuyên gia nhận định kế hoạch tiếp tục cắt giảm sản lượng tự nguyện của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) khó có thể bị ảnh hưởng bởi chiến dịch gây áp lực tối đa của Mỹ.

-
Chủ tịch Trung Quốc triệu tập cuộc gặp hiếm hoi với các doanh nghiệp hàng đầu -
Nhật Bản: Kinh tế tăng trưởng xua tan nỗi lo tiêu dùng suy giảm -
Mỹ, Ukraine vẫn có thể đạt thỏa thuận khoáng sản "tích cực" cho cả đôi bên -
Đội ngũ của Tổng thống Trump sắp đến Saudi Arabia để đàm phán hòa bình Nga - Ukraine -
Mỹ siết chặt trừng phạt nhằm cắt giảm 90% sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Iran -
Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm mạnh nhất trong gần 2 năm -
Ấn Độ, Mỹ nhất trí giải quyết bất đồng thương mại và thuế quan
-
Techcombank tiếp tục nâng tầm hợp tác cùng WinCommerce gia tăng trải nghiệm và giá trị cho khách hàng
-
ESG - Xu hướng không thể đảo ngược và doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài cuộc chơi
-
Japfa Việt Nam chia sẻ chiến lược đồng hành cùng khách hàng trong năm 2025
-
Techcombank tiếp tục hành trình xây dựng nền tảng tài chính sớm cho thế hệ tiếp nối vượt trội
-
Hoàn tiền lên tới 40% cho chủ thẻ BIDV Business
-
Bắc Ninh - Điểm sáng mới trên bản đồ đầu tư bất động sản phía Bắc