Thứ Tư, Ngày 30 tháng 04 năm 2025,
Mỹ và Nhật còn nhiều bất đồng trong đàm phán TPP
Uyên Linh - 21/04/2014 11:37
 
Vòng đàm phán song phương cấp bộ trưởng vừa qua giữa Mỹ và Nhật Bản về Hiệp định kinh tế đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc cuối tuần qua không đạt được thỏa thuận cuối cùng.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Mỹ và Nhật Bản còn khoảng cách trong đàm phán TPP
Mặt bằng bán lẻ nhiều triển vọng từ TPP
"Đề nghị Mỹ sớm công nhận quy chế thị trường với Việt Nam"
Đón sóng TPP, doanh nghiệp Hoa Kỳ tấp nập đến Việt Nam
TPP sẽ kéo vốn ngoại vào ngành chăn nuôi?
  TTP  
  Khoảng cách giữa Mỹ và Nhật trong đàm phán TTP đã được thu hẹp, song "nhiều bất đồng đáng kể vẫn tồn tại."  

Mỹ và Nhật Bản là hai nền kinh tế lớn nhất trong số 12 nước hiện tham gia đàm phán TPP (gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam).

Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman và Bộ trưởng Chính sách Kinh tế và Tài chính Nhật Bản Akira Amari cho biết sau cuộc họp cuối tuần qua tại Washington, Mỹ rằng khoảng cách giữa hai bên đã được thu hẹp, song "nhiều bất đồng đáng kể vẫn tồn tại.".

Bên cạnh đó, ông Froman đề cập tới việc Nhật Bản và Mỹ hiện phải đối mặt với "một số vấn đề nổi bật," song không đưa ra thông tin cụ thể.

Ông nhấn mạnh mục tiêu toàn diện của TPP là "một sự tiếp cận ý nghĩa" tới thị trường Nhật Bản, điều mà mọi đối tác TPP đều hướng tới.

Về phía Nhật Bản, Bộ trưởng Akira Amari cho biết hai bên đã đạt được những tiến triển nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn thảo thêm.

Trước đó, hãng tin Kyodo dẫn một bình luận của ông Amari cho rằng Nhật Bản và Mỹ "vẫn chưa thể phá vỡ bế tắc" trong các vấn đề then chốt của TPP.

Mỹ và Nhật Bản còn khoảng cách trong đàm phán TPP Mỹ và Nhật Bản còn khoảng cách trong đàm phán TPP

Vòng đàm phán vừa qua được đánh giá là vô cùng quan trọng đối với cả Nhật Bản và Mỹ, hướng tới những kết quả tích cực nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Tokyo ngày 24/4 tới.

Nội dung trọng tâm của vòng đàm phán lần này là việc Nhật Bản gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với nhóm mặt hàng thịt lợn, thịt bò xuất khẩu của Mỹ.

Theo kế hoạch, ông Froman sẽ tới Nhật Bản trong ngày hôm nay (21/4) để tiếp tục đàm phán, với mục tiêu đạt được một thỏa thuận sơ bộ về TPP trước khi Nhật Bản và Mỹ tiến hành hội nghị thượng đỉnh.

Cho đến nay, các cuộc đàm phán Mỹ - Nhật về TPP đã đạt được những tiến triển nhất định trong việc áp dụng mức thuế quan cho 5 nhóm mặt hàng nông nghiệp mà Nhật Bản đang bảo hộ.

Hai bên nhất trí về việc Nhật Bản có thể duy trì một mức thuế nhất định đối với 3 nhóm mặt hàng là gạo, lúa mỳ và đường, vốn đang được Nhật Bản áp mức thuế nhập khẩu lần lượt là 778%, 252% và 328%.

Kim ngạch thương mại Mỹ - Nhật Bản từ 2003 - 2012

Kim ngạch thương mại Mỹ - Nhật Bản từ 2003 - 2012

Đối với hai nhóm mặt hàng còn lại là thịt (bò, lợn) và các sản phẩm sữa, Mỹ muốn Nhật Bản miễn thuế hoặc giảm tối đa.

Trong khi đó, Nhật Bản vẫn giữ lập trường bảo lưu chính sách thuế nhập khẩu hiện nay ở mức 38,5% và cho biết chỉ có thể giảm con số này về mức 10%.

Theo các nguồn tin tại Nhật Bản, trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới, hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Mỹ sẽ không đề cập tới các con số cụ thể trong đàm phán TPP. Tuy nhiên, hai bên đều muốn xác nhận những tiến triển đã đạt được và tiếp tục thúc đẩy đàm phán.

Đàm phán TPP bắt đầu từ năm 2005, ban đầu chỉ có sự tham dự của 4 nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Đến nay, sau 3 năm đàm phán cùng sự tham dự của 12 nước, mục tiêu hướng tới thiết lập một khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới.

Các bên hy vọng một khi được ký kết, hiệp định này sẽ giúp xóa bỏ phần lớn các rào cản thương mại, đảm bảo quyền của người lao động, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ.

Đàm phán TTP đã đạt thêm nhiều bước tiến Đàm phán TTP đã đạt thêm nhiều bước tiến

(Baodautu.vn) Vòng đàm phán TTP vừa kết thúc tại Singapore đã đạt thêm nhiều bước tiến hướng tới một thỏa thuận cuối cùng.  

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư