-
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Chứng khoán và dầu mỏ lao dốc vì lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu -
Quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ trở nên khó khăn hơn -
Ngành sản xuất chế tạo của châu Á có dấu hiệu phục hồi
Đây là cam kết trong tuyên bố chung về hợp tác khí hậu được hai nước công bố ngày 15/11.
Khí thải phát ra từ một nhà máy điện than ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN |
Khí hậu từ lâu đã được coi là lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc có thể tìm thấy điểm chung. Các đặc phái viên về khí hậu của Mỹ và Trung Quốc là ông John Kerry và ông Giải Chấn Hoa đã có cuộc họp từ ngày 4 - 7/11 tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands ở California nhằm tái khởi động mối quan hệ hợp tác đang bị đình trệ này.
Trong tuyên bố chung được Tân Hoa xã và Bộ Ngoại giao Mỹ công bố sau cuộc gặp trên, hai nước khẳng định cam kết tiến hành đối thoại và hợp tác nhằm đẩy mạnh những hành động cụ thể về khí hậu. Mỹ và Trung Quốc nhất trí hợp tác cùng nhau cũng như phối hợp với các bên khác, qua đó nâng cao nhận thức về một trong những thách thức lớn nhất của thời đại đối với thế hệ hiện nay và tương lai. Bên cạnh đó, hai nước cũng sẽ tái khởi động các cuộc đối thoại song phương về chính sách và chiến lược năng lượng, đồng thời tập trung hơn vào các giải pháp giảm khí thải carbon và tiết kiệm năng lượng.
Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh Mỹ và Trung Quốc nhất trí đề ra và đưa các mục tiêu, hành động nhằm giảm khí methane vào kế hoạch cắt giảm phát thải năm 2035, được gọi là Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh đến cam kết của hai nước về các mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, trong đó có mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 2 độ C và tốt nhất là không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Văn bản trên được công bố vài giờ trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15/11, bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang diễn ra tại thành phố San Francisco (Mỹ). Khác với các lĩnh vực như công nghệ hay thương mai, vốn có những khác biệt và yếu tố rủi ro bất ngờ, chống biến đổi khí hậu được Mỹ xem là một trong những vấn đề mà Washington và Bắc Kinh có thể cùng hợp tác vì lợi ích chung. Thông điệp này đã được Mỹ khẳng định nhiều lần, cũng như thừa nhận vấn đề này sẽ không thể được giải quyết mà không có sự hợp tác với Trung Quốc.
-
Lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào EU vượt qua con số nhập khẩu từ Mỹ -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
Mỹ: Áp lực lạm phát đã giảm, thị trường lao động chậm lại nhưng không bị xấu đi -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Giới nhà giàu Trung Quốc nóng lòng tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài -
Lo chính phủ Anh tăng thuế, các nhà đầu tư cho thuê nhà vội thoát hàng -
Quan chức Fed: Cần hạ lãi suất để giữ thị trường lao động lành mạnh
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”