-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng "Bảng ghi nhận đặt tên thương hiệu Mytel cho Công ty Liên doanh Viễn thông Myanmar" cho Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar |
Đối tác lớn
Mytel là tên gọi mạng di động của Liên doanh Myanmar National Tele & Communications Co. Ltd. - liên doanh giữa Tổng công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global - chiếm 49% vốn sở hữu) cùng Myanmar National Telecom Holding Public Limited (MNTH - chiếm 23% vốn) và Star High Public Company Limited (Star High - chiếm 28% vốn).
Ngày 12/1/2017, Mytel chính thức nhận giấy phép triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông, chính thức trở thành nhà mạng thứ tư tại thị trường Myanmar. Liên doanh này của Viettel đặt mục tiêu khai trương sau 12 tháng và phủ 95% dân số Myanmar trong vòng 3 năm.
Đến nay, Mytel đã xây dựng trụ sở tại Yangon, có chi nhánh tại 15/15 bang trên toàn quốc và dự kiến hoàn thành toàn bộ hạ tầng mạng theo kế hoạch trước thời điểm khai trương. Ngay trong tháng 8/2017, Mytel bắt đầu cung cấp dịch vụ viễn thông đầu tiên, đó là dịch vụ cho thuê kênh. Dịch vụ di động Mytel dự kiến khai trương tháng 1/2018.
Với tiến độ này của Mytel, Myanmar trở thành thị trường có tốc độ triển khai xây dựng hạ tầng và đưa vào kinh doanh nhanh nhất trong tổng số 10 thị trường nước ngoài của Viettel.
Tại thời điểm khai trương, Mytel cũng là nhà mạng có hạ tầng lớn nhất Myanmar, với gần 7.200 trạm phủ sóng tới 90% dân số Myanmar và 33.000 km cáp quang. Với số lượng cáp quang này, Mytel trở thành công ty có mạng cáp quang lớn nhất Myanmar.
Mytel cũng đang triển khai mạng cáp quang Cổng kết nối quốc tế qua Lào và Thái Lan về Việt Nam.
Việc kết nối với Việt Nam, quốc gia có tới 10 đường cáp quang quốc tế, rất ý nghĩa đối với Myanmar.
Quốc gia này đang dùng chủ yếu cáp đồng và viba, tỷ lệ cáp quang thấp, chỉ đạt dưới 1.000 km/triệu dân. Với mạng cáp của Mytel, tỷ lệ cáp quang của Myanmar sẽ tăng lên 50%, giúp cải thiện chất lượng và tăng tính ổn định của kết nối quốc tế, góp phần giảm giá thành thuê kênh hiện đang rất cao.
“Khi Mytel chính thức cung cấp dịch vụ di động, chúng tôi sẽ triển khai chính sách gọi như nhau giữa các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, như đã triển khai rất thành công giữa Việt Nam - Lào - Campuchia. Điều này thể hiện tính chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam cũng như Viettel trong công cuộc xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh”, ông Nguyễn Thanh Nam, Tổng giám đốc Mytel cho biết.
Biểu tượng niềm tin
Mytel của Viettel là dự án đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của nhà mạng Việt tại một thị trường nước ngoài và cũng là dự án đầu tư có quy mô lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar.
Với dự án này, Việt Nam vươn lên đứng thứ 7 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Myanmar và là nhà đầu tư lớn thứ 2 của khu vực ASEAN tại nước này.
Tính đến nay, Việt Nam đã có 60 dự án đầu tư tại Myanmar, với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD. Cùng với Mytel, hiện có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào Myanmar, như Hoàng Anh Gia Lai, BIDV, C.T Group…
Kể từ khi bắt đầu mở cửa, các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar ngày càng gia tăng về số lượng và quy mô, tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như viễn thông, ngân hàng…
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel nhận xét: “Chọn Viettel làm đối tác đầu tư vào hạ tầng viễn thông cũng có nghĩa Myanmar rất tin cậy Việt Nam về mặt chính trị. Họ cũng tin Việt Nam có những doanh nghiệp có năng lực tài chính, có trình độ công nghệ cao, có kinh nghiệm phát triển viễn thông. Khi Myanmar chọn Viettel của Việt Nam họ cũng kỳ vọng, kinh nghiệm trong 30 năm đổi mới của Việt Nam sẽ giúp đất nước họ phát triển”.
Đánh giá về “làn sóng” đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar, ông Aung Naing Oo, Thư ký Ủy ban Đầu tư Myanmar cho biết: “Viettel đóng góp rất lớn vào lĩnh vực viễn thông tại Myanmar. Trong lĩnh vực ngân hàng thì có BIDV… Những ví dụ này cho thấy, nhà đầu tư Việt Nam đang ngày càng trở nên quan trọng tại Myanmar”.
Riêng với mạng Mytel, Viettel không chỉ mang lại cơ hội phổ cập viễn thông cho người dân Myanmar, mà còn tạo ra hàng ngàn việc làm, góp phần ổn định an sinh xã hội.
Cũng giống như ở nhiều nước Viettel đã đầu tư, Viettel sẽ phổ cập Intenet trường học, các sản phẩm dịch vụ công nghệ hiện đại nhất để phát triển y tế, giáo dục, xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp các giải pháp xây dựng nền hành chính công hiện đại cho Myanmar…
Có thể thấy, các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar đang trở thành cầu nối về kinh tế, là biểu hiện của sự hợp tác hiệu quả, gắn kết lợi ích bền vững của người dân hai nước Việt Nam và Myanmar.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"