
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu
-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
![]() |
Đồng tiền mệnh giá 500 euro. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Cụ thể, EC dự đoán tăng trưởng kinh tế của eurozone trong năm 2019 đạt 1,3%, thấp hơn nhiều so với mức dự đoán 1,9% đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái.
Tình trạng kinh tế Đức suy giảm đang trở thành mối lo đối với EU do nhu cầu ôtô nhập khẩu tại Trung Quốc giảm mạnh tác động tới cường quốc xuất khẩu ôtô này của châu Âu.
Theo Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis, kinh tế Đức suy giảm là do tác động của những yếu tố bên ngoài như căng thẳng thương mại và giảm sút trên các thị trường đang nổi, nhất là ở Trung Quốc.
Ngoài ra, khả năng nước Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit) trong hỗn loạn, cũng góp phần gây thêm bất ổn.
Đối với Italy, nền kinh tế lớn thứ ba trong eurozone, EC dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm 2019 chỉ tăng trưởng 0,2%, giảm mạnh so với mức 1% đạt được trong năm 2018 cũng như thấp hơn nhiều so với mức dự báo 1,2% được EC đưa ra hồi tháng 11/2018.
Cũng theo EC, năm 2020, nền kinh tế Italy có thể tăng trưởng 0,8%, thấp hơn so với dự báo 1,3% đưa ra trước đó. GDP của Italy đã bị giảm lần lượt 0,1% trong quý 3 năm ngoái và 0,2% trong quý 4 năm ngoái, theo đó nền kinh tế Italy đã rơi vào tình trạng “suy thoái kỹ thuật” lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua.
EC nhận định “nền kinh tế Italy giảm tốc phần lớn là do thương mại toàn cầu trở nên kém năng động, song hoạt động kinh tế sụt giảm gần đây có thể được coi là nguyên nhân chính khiến nhu cầu nội địa sụt giảm, nhất là về đầu tư, trong bối cảnh sự bất ổn liên quan đến lập trường chính sách của chính phủ và phí tổn vay mượn tăng cao đang gây nhiều tác động tiêu cực”.
Chi phí vay của Italy đã tăng mạnh trong nửa sau của năm 2018, giữa lúc các nhà đầu tư ngày càng tỏ ra quan ngại khả năng chính phủ nước này sẽ đẩy mạnh chi tiêu dù không có nguồn thu bổ sung để bù đắp cho gánh nặng nợ công đang ở mức 132% GDP, mức cao thứ hai ở châu Âu sau Hy Lạp.
Phó Chủ tịch EC Dombrovskis cho rằng Italy cần tiến hành cải cách cơ cấu mạnh mẽ cũng như có hành động mang tính quyết định nhằm hạ thấp nợ công. Nói cách khác, Italy cần có những chính sách thể hiện trách nhiệm để mang lại sự ổn định, lòng tin và các khoản đầu tư.
Giới phân tích cho rằng hoạt động kinh tế yếu kém của Italy đang làm dấy lên hoài nghi về khả năng của nước này trong việc thực hiện mục tiêu thâm hụt ngân sách 2,04% GDP trong năm 2019 theo kế hoạch đã nhất trí với EC hồi năm ngoái.

-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt