
-
Chỉ định lãnh đạo tỉnh sau sắp xếp chỉ thực hiện trong năm 2025
-
Bộ Xây dựng ra công điện yêu cầu đảm bảo an toàn trong khai thác các cao tốc
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Sri Lanka
-
Câu chuyện hội nhập của Việt Nam là “dám chơi”, “biết chơi”, “khéo chơi”
-
Tính phương án huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển -
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy
![]() |
“Nắm bắt cơ hội - Hướng tới tương lai” - phương châm hành động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2023 mà Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng vừa công bố tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của ngành Kế hoạch - Đầu tư và Thống kê, có thể nói, cũng chính là “mệnh lệnh” của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
Nói vậy là bởi, kinh tế thế giới và cả Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục biến động nhanh, mạnh, khó dự đoán, thậm chí khó khăn, thách thức còn nhiều hơn so với thuận lợi, thời cơ. Nhưng trong khó khăn luôn có cơ hội. Nếu biết chớp thời cơ, thì thách thức có thể trở thành động lực phát triển của đất nước trong tình hình mới.
Có thể ví dụ nhiều thời cơ, như sự mở cửa trở lại của nền kinh tế Trung Quốc, sự quyết tâm của Chính phủ trong thực hiện Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, gói đầu tư công 700.000 tỷ đồng, sự phục hồi được dự báo là mạnh mẽ hơn của khu vực dịch vụ…
Thậm chí, nếu nhìn một cách lạc quan và xa hơn, thì những khó khăn của kinh tế toàn cầu, sự sắp xếp lại trật tự kinh tế thế giới, sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu… có thể khiến kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ, nhưng đó cũng chính là thời cơ với kinh tế Việt Nam một khi chúng ta biết chớp thời cơ…
Trong nguy có cơ. Khó khăn còn thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đổi mới và cải cách hơn nữa. Đây chính là nền tảng, là động lực tăng trưởng vô cùng quan trọng.
Bối cảnh biến động nhanh và khó lường, nên đòi hỏi sự điều hành cũng phải linh hoạt, nhạy bén. Trong phương châm điều hành 16 chữ của năm 2023 - “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”, Chính phủ cũng rất coi trọng yếu tố linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh rằng, trong Nghị quyết 01 của Chính phủ, một trong những quan điểm, định hướng chỉ đạo là phải nâng cao năng lực dự báo và nắm chắc tình hình, bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, không chuyển trạng thái đột ngột, luôn cầu thị, lắng nghe và phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, hiệu quả.
Đặc biệt, khi phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương vào ngày đầu tiên của năm mới 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc đến việc phải nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, dự báo, chủ động nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới của tình hình… Sau nữa là thích ứng linh hoạt với các tình huống mới phát sinh, chú trọng hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tranh thủ mọi thời cơ để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững hơn. Đồng thời, phát hiện kịp thời và có chủ trương biện pháp phù hợp, kiên quyết khắc phục những khó khăn, những việc khó, việc mới…
Nhiệm vụ được Tổng Bí thư giao cho Chính phủ, nhưng theo cách nói của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cũng là giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan tham mưu tổng hợp về kinh tế - xã hội.
Có lẽ, không phải ngẫu nhiên, mà Thủ tướng Chính phủ đến làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngay trong những ngày đầu năm mới 2023, ngay sau khi chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chính là “kiến trúc sư trưởng” của nền kinh tế. Các tham mưu về chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đóng vai trò không nhỏ đưa nền kinh tế từng bước vượt qua thách thức để đạt được những thành tựu quan trọng trong năm 2022 và sắp tới là nhằm giữ vững các thành quả đã đạt được, làm cơ sở để tiếp tục phục hồi, phát triển nền kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn.
“Nắm bắt cơ hội - Hướng tới tương lai”, vì thế, cũng chính là những đòi hỏi sống còn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Không thể thụ động, tìm phương án đối phó nữa, mà đến lúc phải chủ động nắm bắt thời cuộc; sẵn sàng với các tình huống bất ngờ phát sinh; nhanh nhạy, linh hoạt và bản lĩnh để tranh thủ cơ hội phát triển.
Chỉ chủ động, linh hoạt thì mới có thể đón bắt thời cơ. Trước tiên là để phục hồi nhanh và tăng tốc trong năm 2023, sau đó là phát triển nhanh, bền vững trong tương lai.

-
Dự kiến sau sắp xếp, cả nước giảm 66,91% đơn vị hành chính cấp xã -
Bộ Xây dựng ra công điện yêu cầu đảm bảo an toàn trong khai thác các cao tốc -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Sri Lanka -
Câu chuyện hội nhập của Việt Nam là “dám chơi”, “biết chơi”, “khéo chơi” -
Tính phương án huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển -
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy -
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025