-
Truy tố Nguyễn Đăng Thuyết và 37 bị can trong đường dây mua bán hơn 19.000 hóa đơn -
Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý việc tung tin đồn sáp nhập các tỉnh -
VKSND Tối cao vào cuộc vụ nhà đầu tư kiện VN Đà Thành -
Chậm đề xuất sửa bảng giá đất, chủ tịch 12 địa phương ở Quảng Nam bị phê bình -
Tập trung thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm cuối năm -
Cháy xưởng sản xuất bột cá tại Quảng Bình, thiệt hại ước tính ban đầu hơn 100 tỷ đồng
Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện Nam Định nằm trong tổ hợp 3 dự án thép xanh với tổng vốn đầu tư lên tới 98.900 tỷ đồng của Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện tại khu vực bãi bồi ven biển Cồn Xanh, là diện tích đất do Nhà nước quản lý, không phải đất giao ổn định lâu dài cho nhân dân.
Tổ hợp 3 dự án thép xanh gồm những dự án thành phần: Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện Nam Định, Nhà máy Thép xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định và Nhà máy Thép xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng.
Lãnh đạo huyện Nghĩa Hưng cùng lực lượng chức năng tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ lợi ích các dự án tại khu vực Cồn Xanh. Ảnh: Báo Nam Định |
Dự kiến, khi đi vào hoạt động tổ hợp 3 dự án thép xanh sẽ tạo việc làm cho khoảng 16.200 lao động trực tiếp, chủ yếu là lao động kỹ thuật và khoảng 2.000 lao động phổ thông, cùng nhiều việc làm gián tiếp từ phát triển mở rộng các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp phụ trợ.
Tổ hợp 3 dự án thép xanh cũng hứa hẹn sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ của huyện Nghĩa Hưng, đồng thời là tiền đề, động lực để thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ (có tổng diện tích gần 14.000 ha trên địa bàn 2 huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng).
Để triển khai dự án, liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng, UBND huyện Nghĩa Hưng đã quyết định thu hồi 425 ha đất bãi bồi ven biển ở khu vực Cồn Xanh, là diện tích đất do Nhà nước quản lý, cho 400 hộ dân thuê để sản xuất nông nghiệp có thời hạn.
Từ năm 2022, tất cả hợp đồng thuê đất đã hết hiệu lực, nhưng còn một số hộ không di dời tài sản, tiếp tục kiến nghị, thắc mắc, chủ yếu liên quan đến quyền lợi kinh tế, gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án và môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh.
Để tháo gỡ khó khăn về mặt bằng khu vực Cồn Xanh, tỉnh Nam Định đã nhiều lần tổ chức đối thoại trực tiếp, công khai với người dân nuôi trồng thủy sản. Việc giải quyết đơn thư kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản đã được các cấp chính quyền thực hiện văn bản trả lời theo quy định.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh giao các sở, ngành, UBND huyện Nghĩa Hưng, chủ đầu tư Tập đoàn Xuân Thiện đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu hỗ trợ chính đáng của người dân để sớm giải quyết theo thẩm quyền, tạo điều kiện hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng khi thu hồi đất sớm ổn định cuộc sống, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm.
Bằng các biện pháp đồng bộ, quyết liệt, đến nay, công tác thu hồi đất khu vực Cồn Xanh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đa số người dân khu vực Cồn Xanh đã nắm bắt rõ chủ trương của cả hệ thống chính trị với việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực này.
Chính quyền xã Nghĩa Hải (huyện Nghĩa Hưng) bố trí nhân lực, dụng cụ máy móc hỗ trợ gia đình ông Phạm Văn Dũng tháo dỡ chòi lán thuộc phạm vi dự án. Ảnh: Báo Nam Định |
Tại dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện Nam Định, 17/17 hộ dân (tương ứng 17 lô đầm) sử dụng 28,5 ha đã tự giác chấp hành quy định, thu dọn tài sản, con nuôi, bàn giao đất cho UBND xã quản lý. Các hộ dân đã thu hoạch, xuất bán thủy sản, chủ động tháo dỡ chòi lán, di chuyển vật dụng sản xuất, tài sản trên đất. Các cấp chính quyền địa phương chỉ đạo các lực lượng chức năng, các tổ chức đoàn thể bố trí nhân lực, thiết bị, máy móc tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hộ dân thực hiện thu dọn tài sản, con nuôi.
Theo Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng, các hộ dân đã bàn giao đất cho UBND xã quản lý sẽ nhanh chóng được nhận hỗ trợ theo cam kết của Công ty Cổ phần Xuân Thiện Nam Định, chủ đầu tư nhóm 3 dự án thép xanh, trong đó có Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện Nam Định.
Huyện Nghĩa Hưng với quyết tâm chính trị nhất quán từ tỉnh đến huyện, xã, phải thực hiện thành công các dự án tại khu vực Cồn Xanh; đồng thời xác định quan điểm việc cưỡng chế thu hồi đất không phải là giải pháp ưu tiên để giải phóng mặt bằng song là biện pháp bắt buộc thực hiện nếu các biện pháp vận động thuyết phục không đạt kết quả.
Vì vậy, phương án cưỡng chế được chuẩn bị thật chặt chẽ, chu đáo nếu buộc phải thực hiện song công tác vận động, thuyết phục người dân vẫn là giải pháp hàng đầu. Trước mắt, huyện Nghĩa Hưng tập trung hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện Nam Định để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án.
Việc 17 hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng cho dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện Nam Định đã thể hiện rõ quan điểm đó.
-
Cháy xưởng sản xuất bột cá tại Quảng Bình, thiệt hại ước tính ban đầu hơn 100 tỷ đồng -
Bắc Ninh xử lý nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xá -
Các bị cáo trong vụ Xuyên Việt Oil nói lời sau cùng -
Vụ Xuyên Việt Oil: Viện Kiểm sát đối đáp các quan điểm bào chữa -
Xét xử phúc thẩm, bà Trương Mỹ Lan xin cơ chế xử lý đặc biệt vì vụ án quá "kinh khủng" -
Bắt 3 giám đốc ở Khánh Hòa về hành vi vi phạm đấu thầu và nhận hối lộ -
Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm tù
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11 -
2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn -
3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế -
4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước -
5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
- Giải pickleball PWR Thủ Đức HTV DJOY mở rộng - Cúp WARRIOR chính thức diễn ra vào tháng 12
- Soilbuild International tổ chức thành công Hội thảo Chính sách Thuế và Tín dụng Ngân hàng
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao tặng hồ bơi, giúp trẻ em nghèo được học bơi miễn phí
- Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối