-
Ứng dụng iHanoi cán mốc 16 triệu lượt truy cập -
Chuyển đổi số: Đầu tư phải đúng mục tiêu nếu sai sẽ là một dạng lãng phí -
Thông tin về thực hiện thủ tục hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu của Temu -
Kết nối start-up và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số dựa trên AI tạo sinh -
Hà Nội thúc đẩy sử dụng công nghệ trong quản lý tài chính cá nhân -
Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Sự kiện là dịp để NAPAS tri ân và vinh danh các tổ chức thành viên là các đơn vị trung gian thanh toán đã có những đóng góp quan trọng đối với NAPAS trong năm qua, góp phần hiệu quả vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, hướng đến mục tiêu chung “Vì một xã hội không tiền mặt”.
Tại Hội nghị, NAPAS đã tổng kết, đánh giá một số kết quả đáng khích lệ của công ty và các đơn vị tổ chức thành viên đã đạt được trong thời gian qua trước bối cảnh các thách thức ngày càng gia tăng.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 60% về số lượng và 35% về giá trị. Trong xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của thanh toán điện tử những năm gần đây, hệ sinh thái trung gian thanh toán được ghi nhận về sự nỗ lực trong triển khai các sản phẩm, dịch vụ với nhiều tính năng thanh toán mới, nâng cao trải nghiệm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng như chuyển tiền, thanh toán trực tuyến, giao dịch tài chính...
Theo đó, một trong những dịch vụ điển hình do NAPAS hợp tác triển khai với trung gian thanh toán là dịch vụ thanh toán trực tuyến tiếp tục có sự tăng trưởng nhanh chóng, dự kiến tăng 52% về số lượng giao dịch và 20% về giá trị giao dịch so với năm 2023. Qua đó cũng phản ánh thói quen mua hàng và thanh toán trực tuyến của người dân ngày càng tăng lên.
Trên hành trình 20 năm xây dựng và phát triển, trong vai trò cầu nối giữa các ngân hàng và các đơn vị trung gian thanh toán, NAPAS luôn nỗ lực triển khai ứng dụng các công nghệ tiên tiến và đảm bảo cung cấp hạ tầng thanh toán ổn định, an toàn cho các Tổ chức thành viên. Đồng thời triển khai các tiêu chuẩn thống nhất chung của thị trường về thẻ nội địa, thanh toán bằng mã QR, sẵn sàng hỗ trợ trung gian thanh toán đáp ứng hành lang pháp lý vừa có hiệu lực.
Cụ thể: Thứ nhất, mở rộng kết nối dịch vụ chuyển mạch giữa các ví điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện giao dịch chuyển tiền qua ví; Thứ hai, hoàn thiện hệ sinh thái VietQR thống nhất trên toàn quốc với VietQRPay và mở rộng phạm vi kết nối, cung cấp dịch vụ thanh toán bằng mã VietQR xuyên biên giới; Thứ ba, nghiên cứu, xây dựng hệ thống Ngân hàng mở (Open Banking) - hệ thống kết nối tập trung ngân hàng mở với bộ tiêu chuẩn chung, thống nhất cho tất cả các ngân hàng, trung gian thanh toán.
Song song với quá trình chuyển đổi số lĩnh vực tài chính ngân hàng, góp phần hạn chế, ngăn chặn sự gia tăng các chiêu thức của tội phạm công nghệ cao, NAPAS đã phối hợp với các tổ chức thành viên cập nhật các Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, xây dựng giải pháp công nghệ, đồng thời phối hợp với Bộ Công an, Hiệp hội Ngân hàng, đề xuất quy trình phối hợp xử lý các tài khoản/thẻ liên quan đến giao dịch nghi ngờ gian lận, giả mạo, lừa đảo. Qua đó góp phần hỗ trợ các tổ chức thành viên tăng cường công tác giám sát, vận hành, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tới khách hàng.
Phát biểu tại Hội nghị Khách hàng 2024, ông Nguyễn Quang Hưng, Chủ tịch HĐQT NAPAS nhấn mạnh: “Trong thời gian qua, sự hợp tác bền chặt của các tổ chức thành viên là yếu tố quan trọng mang lại thành công chung cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Trước những cơ hội và thách thức liên quan đến sự thay đổi về cơ sở pháp lý tại Nghị định 52 quy định hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vừa được Chính phủ ban hành gần đây, NAPAS luôn sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật và phối hợp với các Trung gian Thanh toán để tiếp tục triển khai, mở rộng tính năng sản phẩm, dịch vụ. Trên cơ sở đó, các bên sẽ cùng nhau tạo ra các cơ hội mới góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của thị trường thanh toán, hướng tới thực hiện các mục tiêu của chiến lược chuyển đổi số quốc gia”.
Cũng trong khuôn khổ của Hội nghị, NAPAS đã tổ chức Lễ vinh danh các hạng mục giải thưởng cho các đơn vị trung gian thanh toán xuất sắc. Hệ thống giải thưởng được xây dựng và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí như: sự tăng trưởng, sự năng động trong việc triển khai các dịch vụ cũng như phối hợp với NAPAS, từ đó vinh danh trung gian thanh toán dẫn đầu về tổng giá trị giao dịch, trung gian thanh toán dẫn đầu về giá trị giao dịch dịch vụ thanh toán trực tuyến, trung gian thanh toán dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng doanh số dịch vụ và trung gian thanh toán năng động.
Các giải thưởng góp phần ghi nhận và biểu dương vai trò của các trung gian thanh toán trên thị trường thanh toán nói chung và hành trình lan tỏa dịch vụ thanh toán số nói riêng.
I. Giải Trung gian Thanh toán dẫn đầu về tổng giá trị giao dịch - Member of the year 2024
1. Trung gian thanh toán Kim cương: Công ty cổ phần Dịch vụ di động trực tuyến (MOMO).
2. Trung gian thanh toán Bạch kim: Tổng công ty dịch vụ số Viettel - Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel Digital)
3. Trung gian thanh toán Vàng: Công ty cổ phần Zion (ZALOPAY).
II. Giải Trung gian Thanh toán dẫn đầu về doanh số dịch vụ Thanh toán trực tuyến - Leading Member in E-Commerce Volume 2024
1. Trung gian thanh toán Kim cương: Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ trực tuyến OnePay (ONEPAY).
2. Trung gian thanh toán Bạch kim: Công ty cổ phần Thanh toán điện tử VNPT (VNPT EPAY).
3. Trung gian thanh toán Vàng: Công ty cổ phần Cổng Trung gian Thanh toán Ngân Lượng (NGÂN LƯỢNG)
III. Giải Trung gian Thanh toán dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng doanh số dịch vụ thanh toán trực tuyến - Leading Member in Volume Growth 2024:
Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ trực tuyến OnePay (ONEPAY).
IV. Giải Trung gian Thanh toán năng động - Dynamic Member:
1. Công ty cổ phần ShopeePay (SHOPEE PAY).
2. Công ty cổ phần Dịch vụ trực Tuyến Cộng Đồng Việt (PAYOO).
3. Công ty TNHH GALAXYPAY (GALAXYPAY).
4. Trung tâm Dịch vụ tài chính số VNPT - Tổng công ty truyền thông (VNPT FINTECH)
5. Trung tâm Dịch vụ số MobiFone - Chi nhánh Tổng công ty viễn thông Mobifone (MDS).
6. Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPTPAY).
-
Thông tin về thực hiện thủ tục hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu của Temu -
VNPT tiên phong siêu công nghệ, kiến tạo cuộc sống số -
“Ngựa ô” của kinh tế số Việt Nam -
2.000 đại biểu tham dự Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024 -
Kết nối start-up và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số dựa trên AI tạo sinh -
Hà Nội đã xử lý hơn 83% kiến nghị hiện trường qua ứng dụng iHaNoi -
Hà Nội thúc đẩy sử dụng công nghệ trong quản lý tài chính cá nhân
-
1 Cuối tháng 12/2024 có thể có kết quả tinh gọn bộ máy của Quốc hội -
2 Quyết định đầu tư đại dự án đường sắt tốc độ 350 km/h, sơ bộ vốn 1.713.548 tỷ đồng -
3 Quyết định thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại trên toàn quốc -
4 Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/11
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam