-
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An -
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp công nghệ -
Tập đoàn Lulu của UAE tăng mua hàng Việt -
Áp thuế VAT với phân bón: Nhìn vào bức tranh toàn cảnh -
Cần cú hích mạnh cho Vietnam Airlines cất cánh
Hành vi vô đạo đức của những doanh nghiệp này không chỉ tác động trực tiếp tới môi trường sống, mà còn để lại hậu quả xấu, lâu dài tới hệ sinh thái, tới cuộc sống của các thế hệ sau. Vì vậy, dễ hiểu vì sao, dư luận lại rất bức xúc trước vụ CTCP Thuộc da Hào Dương (TP.HCM) dù bị xử phạt hàng chục lần vì hành vi xả nước thải chưa qua xử lý, nhưng vẫn tái phạm.
Điều đáng lên án là, vụ việc này được phát hiện khi thông tin về những vi phạm của Công ty Nicotex Thanh Thái trong vụ chôn chất độc nguy hại chết người tại Thanh Hóa còn tràn ngập và chưa có hồi kết. Dư luận xã hội cũng chưa thể quên vụ CTCP Giấy An Hòa (Tuyên Quang) xả trộm nước thải ra sông Lô, vụ Sonadezi gây ô nhiễm sông Đồng Nai, hay vụ TungKuang xả nước thải chứa chất nguy hại ra môi trường ở Hải Dương, bởi thiệt hại về kinh tế - xã hội là không hề nhỏ…
Vì sao doanh nghiệp vẫn bất chấp quy định pháp lý? Có lẽ câu trả lời nằm ở chính các văn bản pháp lý do chưa có chế tài đủ mạnh, nếu không nói là quá nhẹ, không đủ sức răn đe, khiến doanh nghiệp “nhờn thuốc” và liên tục tái phạm.
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp vi phạm xả thải ra môi trường chỉ bị áp chế tài được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, với mức phạt hành chính tối đa 500 triệu đồng. Mức phạt này không thấm tháp gì so với hàng chục tỷ đồng mà doanh nghiệp phải chi để xử lý các chất thải nguy hại theo quy định. Vì thế, CTCP thuộc da Hào Dương đã sẵn sàng chịu phạt hàng chục lần, với số tiền hàng trăm triệu đồng, để rồi sau đó lại… tiếp tục vi phạm.
Một trong những lỗ hổng pháp lý hiện nay là chưa quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân là doanh nghiệp, mà chỉ những cá nhân có hành vi vi phạm môi trường “đặc biệt nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả nghiêm trọng” mới bị đề nghị xử lý. Nhưng ngay với cá nhân, việc xử lý hình sự cũng rất khó vì các quy định pháp luật chưa định tính, định lượng được thế nào là "gây hậu quả nghiêm trọng" hay "đặc biệt nghiêm trọng".
Vì vậy, cơ quan tiến hành tố tụng thường khó có căn cứ pháp lý để xử lý hình sự doanh nghiệp vi phạm. Đó chính là lý do khiến CTCP thuộc da Hào Dương dù hàng chục lần nộp phạt, nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự. Hình thức xử lý được dư luận ủng hộ nhiều nhất là cấm hoạt động vĩnh viễn, hay rút giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp vi phạm, nhưng ngay trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 cũng không quy định cụ thể.
Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra đối với các đại biểu Quốc hội khi thảo luận về Dự án Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) là đề xuất mt chế tài mạnh, đủ sức ngăn chặn và răn đe các hành vi vi phạm quy định về xả thải ra môi trường. Tin rằng, sau những thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, môi trường, tài sản mà các vụ xả thải gây ra gần đây, dư luận sẽ nhận được câu trả lời thỏa đáng./.
Hữu Tuấn
-
Văn Phú - Invest 2 năm liên tiếp lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam -
Cảnh báo rủi ro xuất khẩu kính nổi sang thị trường Mỹ -
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp công nghệ -
Tập đoàn Lulu của UAE tăng mua hàng Việt -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 4: Chìa khóa bước vào kỷ nguyên mới -
Áp thuế VAT với phân bón: Nhìn vào bức tranh toàn cảnh -
Cần cú hích mạnh cho Vietnam Airlines cất cánh
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam