-
Cổ phiếu ngân hàng nâng đỡ thị trường phiên 26/12, cổ phiếu YEG của Yeah1 giảm sàn -
TTC Land phát hành trái phiếu để hợp tác đầu tư dự án trọng điểm mới -
WeTalk: Đầu tư gì năm 2025? -
Cổ phiếu Yeah1 giảm sàn sau 7 phiên tăng trần liên tiếp -
VNPAY hợp tác với Ngân hàng số Cake triển khai dịch vụ tài chính số của Cake trên ví VNPAY -
VN-Index tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12, lên hơn 1.274 điểm
VN-Index giảm 12 điểm phiên đầu tuần |
Sau khi khép lại phiên giao dịch cuối tuần với mức giảm mạnh và khối lượng giao dịch đột biến so với các phiên trước, bước sang phiên giao dịch đầu tuần 11/3, tâm lý nhà đầu tư vẫn tỏ ra khá thận trọng và điều này khiến các chỉ số biến động hẹp quanh mốc tham chiếu và sự phân hoá mạnh ở nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Tuy nhiên, sự tích cực ở đây là việc chỉ số đa phần giao dịch trong sắc sắc ở phiên sáng.
Sang đến phiên chiều, dù gặp đôi chút áp lực nhưng VN-Index vẫn giữ được sắc xanh cho đến khi nhà đầu tư nhận được thông tin Ngân hàng Nhà nước chào bán tín phiếu trở lại sau 4 tháng tạm ngưng. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chào bán tín phiếu trở lại sau hơn 4 tháng tạm dừng. Tín phiếu có kỳ hạn 28 ngày và được NHNN chào bán theo phương thức đấu thầu lãi suất, xét thầu đơn giá.
Ngay sau khi thông tin trên xuất hiện, áp lực bán mạnh được kích hoạt và điều này đẩy hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu lao dốc. Tuy nhiên, điểm tích cực có thể thấy là sự hoảng loạn chưa diễn ra và lực cầu bắt giá thấp vẫn có. Thị trường không ghi nhận sự bán tháo ồ ạt khi HoSE chỉ có vỏn vẹn 2 mã giảm sàn.
Gây áp lực lớn nhất lên thị trường vẫn là nhóm ngân hàng, trong đó, MBB giảm 2,8%, LPB giảm 3,2%, SHB giảm 2,6%, VPB giảm 2,4%, VCB giảm 1,1%... VCB là cổ phiếu tác động xấu nhất đến VN-Index khi lấy đi của chỉ số này 1,37 điểm. VPB cũng góp phần không nhỏ khi lấy đi 0,87 điểm.
VCB là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung |
Bên cạnh đó, các cổ phiếu lớn như GAS, VRE, BCM, BVH, MSN... cũng chìm trong sắc đỏ và gây áp lực rất lớn lên thị trường chung. GAS giảm 2,1%, VRE giảm 3,5%, BCM giảm 3,2%... GAS cũng lấy đi của VN-Index 0,96 điểm.
Ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, tình hình cũng không khá lớn khi hàng loạt các cổ phiếu thuộc nhóm ngành thép, bất động sản, chứng khoán... cũng bị bán mạnh. Tại nhóm chứng khoán, những cái tên như VDS giảm 3,1%, VND giảm 2,6%, SSI giảm 1,2%... Tuy nhiên, điểm sáng được ghi nhận ở hai cái tên đó là FTS và CTS khi tăng lần lượt 2,7% và 1,4%. Trong đó, FTS có thông tin hỗ trợ là được MVIS Vietnam Local Index – chỉ số cơ sở của Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) thêm vào danh mục ở kỳ cơ cấu quý I này.
Ở nhóm bất động sản, NVL ghi nhận mức giảm 2,7%, DXG giảm 1,7%, AGG giảm 4,8%. Còn tại nhóm thép, HPG cũng chịu áp lực bán rất mạnh dù có thời điểm trong phiên khá hưng phấn, cổ phiếu này chốt phiên giảm 1,3%. Bên cạnh đó, POM giảm 6,2%, SMC giảm 2,7%, HSG giảm 2%...
Điểm sáng hiếm hoi trong phiên hôm nay đến từ nhóm cao su và thủy sản dù sự phân hóa diễn ra vẫn tương đối mạnh. Tại nhóm cao su, PHR đi ngược thị trường chung khi tăng 4,6%, GVR cũng tăng gần 2%. Nhóm thủy sản cũng ghi nhận sự bứt phá của IDI với mức tăng 4,8%, ANV tăng 1,3%...
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 11,86 điểm (-0,95%) xuống 1.235,49 điểm. Toàn sàn có 106 mã tăng, 392 mã giảm và 57 mã đứng giá. HNX-Index giảm 2,48 điểm (-1,05%) xuống 233,84 điểm. Toàn sàn có 56 mã tăng, 124 mã giảm và 54 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,57 điểm (-0,63%) xuống 90,66 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt gần 976 triệu cổ phiếu, trị giá 23.858 tỷ đồng, giảm so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 1.311 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM lần lượt là 2.024 tỷ đồng và 724 tỷ đồng.
MBB đứng đầu danh sách khớp lệnh toàn thị trường với gần 35 triệu cổ phiếu được sang tên. Tiếp sau đó, VIX, VND, HPG và SHB đều khớp lệnh trên 30 triệu đơn vị.
Khối ngoại trở lại mua ròng, tập trung nhiều nhất ở mã FRT |
Khối ngoại mua ròng trở lại 244 tỷ đồng riêng sàn HoSE, trong đó, dòng vốn này mua ròng mạnh nhất mã FRT với 97 tỷ đồng. EIB và FTS mua ròng lần lượt 66 tỷ đồng và 64 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, MSN bị bán ròng mạnh nhất với 92 tỷ đồng, KBC cũng bị bán ròng 64 tỷ đồng. Khối ngoại sàn HNX có biến động trái ngược khi bán ròng 152 tỷ đồng, trong đó, dòng vốn này bán ròng chủ yếu mã PVS với 98 tỷ đồng.
-
Cổ phiếu Yeah1 giảm sàn sau 7 phiên tăng trần liên tiếp -
VNPAY hợp tác với Ngân hàng số Cake triển khai dịch vụ tài chính số của Cake trên ví VNPAY -
VN-Index tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12, lên hơn 1.274 điểm -
Chới với cổ phiếu tân binh AIG -
Cổ phiếu bất động sản đồng loạt giảm trong phiên 24/12 -
Yeah1 giải trình cổ phiếu tăng trần 5 phiên do cung - cầu thị trường -
Hai công ty chứng khoán ngoại gặp sự cố kết nối đến HoSE
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?